Nữ sinh Sư phạm bỏ phố lên rừng làm phó Chủ tịch xã

Nữ sinh Sư phạm bỏ phố lên rừng làm phó Chủ tịch xã
Tốt nghiệp khoa sư phạm, gác lại giấc mơ đứng trên bục giảng, Vũ Thị Chiến đã xung phong lên vùng cao làm phó chủ tịch. Chiến công đầu tiên cô làm được là giúp đồng bào vùng cao xua tan cơn đói mùa giáp hạt bằng cách trồng cây ngô trên đất hai lúa.

Nữ sinh Sư phạm bỏ phố lên rừng làm phó Chủ tịch xã

> Nữ sinh 'bán thân' ...21 ngàn đồng ở khu ổ chuột

> Nữ sinh đánh nhau, hàng chục bạn cổ vũ

Tốt nghiệp khoa sư phạm, gác lại giấc mơ đứng trên bục giảng, Vũ Thị Chiến đã xung phong lên vùng cao làm phó chủ tịch. Chiến công đầu tiên cô làm được là giúp đồng bào vùng cao xua tan cơn đói mùa giáp hạt bằng cách trồng cây ngô trên đất hai lúa.

Niềm vui của cô tân phó chủ tịch xã khi cho ra đời những bắp ngô trên mảnh đất khó
Niềm vui của cô tân phó chủ tịch xã khi cho ra đời những bắp ngô trên mảnh đất khó.

Sinh ra trong một gia đình thuần nông ở huyện Quảng Xương, từ bé Vũ Thị Chiến đã mơ ước được làm cô giáo, thế rồi niềm mơ ước ấy cũng sắp thành hiện thực khi Chiến thi đậu vào trường ĐH Hồng Đức, khoa Sư phạm Lịch sử.

Nhưng rồi cơ duyên lại không đưa cô đến với bục giảng, sau khi tốt nghiệp Đại học, Chiến đã chọn con đường đến với đồng bào miền núi, cô mong muốn được thử sức trẻ ở xã nghèo Giao Thiện, huyện miền núi Lang Chánh trên cương vị là Phó chủ tịch xã.

Chiến tâm sự: “Lúc mới lên đây nhận công tác, điều mình lo lắng nhất đấy là mình không biết tiếng của đồng bào dân tộc nơi đây, cũng không hiểu rõ về phong tục tập quán của bà con, hơn nữa từ xã đến thôn bản cách nhau cả vài quả đồi nên việc đi lại của mình cũng gặp khá nhiều khó khăn”.

Lên nhận công tác từ tháng 6/2012, cô gái trẻ Vũ Thị Chiến đã bắt đầu làm quen, tìm hiểu tiếng và phong tục tập quán của đồng bào nơi đây. Trong quá trình xuống thôn, bản làm việc, Chiến nhận thấy đất vụ đông bà con bỏ trống chẳng gieo trồng cây gì trong khi chất đất này hoàn toàn có thể trồng ngô, lạc hoặc đậu tương. Chiến quyết định lập ra một đề án trồng thí điểm cây ngô vụ đông trên đất hai lúa.

Ý tưởng ban đầu là một phần, khi đưa ra đề xuất này, nhiều người, ngay cả một số cán bộ lâu năm ở xã cũng lắc đầu nhìn cô bởi đó là một chuyện không tưởng đối với đồng bào dân tộc Giao Thiện. Xưa nay, bà con nơi đây chỉ biết phát nương, làm rẫy trồng luồng, keo, đào củ măng, củ mài, hơn nữa vốn đất ở đây ít nên việc trồng ngô còn khó hơn lên trời.

Phó chủ tịch xã Vũ Thị Chiến cùng chia sẻ kinh nghiệm với người dân về trồng ngô vụ đông
Phó chủ tịch xã Vũ Thị Chiến cùng chia sẻ kinh nghiệm với người dân về trồng ngô vụ đông.

Chiến cho biết: “Nhiều người cho rằng mình là ngựa non háu đá, chưa hiểu rõ đất đai, bản địa ra sao đã đề xuất này, đề xuất nọ. Nhưng sau nhiều lần xuống đồng, ruộng đề kiểm tra thực trạng đất thì mình tin đất này có thể trồng được cây ngô. Nên mình đã lập kế hoạch chi tiết để trình lên chủ tịch xã, rất may cho mình là bác lãnh đạo ủng hộ và giao cho mình trực tiếp thực hiện đề án”.

Những luống ngô đầu tiên được gieo trên rẻo cao quả là không hề đơn giản, bởi hầu hết bà con nơi đây chưa từng trồng ngô nên việc vận động bà con tham gia mô hình không phải chuyện dễ.

Hàng ngày, Chiến xuống từng thôn vận động, giải thích cho bà con hiểu đất ở đây phù hợp với cây ngô, Chiến xin huyện hỗ trợ giống ngô và nhờ cán bộ chuyên môn phòng nông nghiệp cùng xuống đồng hướng dẫn bà con cách đắp luống, làm bầu cho ngô.

Mới đầu chỉ có hơn chục hộ tham gia, dần già nhiều hộ cũng hăng hái đăng ký làm thử. “Lúc đầu nhiều hộ dân còn hoài nghi, chưa tin tưởng nên chần chừ không muốn làm, mình và các bác lãnh đạo xã phải thuyết phục mãi rồi họ cũng tham gia, nhưng gần như mình phải cầm tay chỉ việc bởi cây ngô còn khá lạ lẫm với bà con”, Chiến chia sẻ.

Như một kỹ sư nông nghiệp, cô cũng xăn ống quần lội đến ruộng của từng hộ dân hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, bón phân, tưới nước cho đảm bảo. Nhiều hộ dân chăm sóc cẩn thận theo đúng hướng dẫn nên ngô sinh trưởng và phát triển tốt.

Người đầu tiên xung phong tham gia mô hình trồng ngô là gia đình ông Lê Đình Niếc, thôn Tượt, cầm những bắp ngô vàng óng được gác trên bếp, ông nói: “Nhà tôi trồng gần 2 sào ngô, thu được 4,5 tạ, được ngô đã giúp gia đình tôi có thêm thu nhập, tránh được cái đói mùa giáp hạt, vợ con tôi có hôm đi rừng còn làm bánh ngô mang lên đồi để ăn. Con trâu nhà tôi cũng béo lên nhờ được ăn cám ngô đấy”.

Trưởng thôn Lê Đình Xếp, thôn Tượt, xã Giao Thiện phấn khởi: “Mới chỉ mấy tháng trước, cả cánh đồng ngoài kia là ngô đấy, lần đầu tiên bản tao trồng ngô nên ai cũng vui và xông xáo lắm. Nhà có nhiều đất thì chia sẻ cho nhà không có đất cùng làm, trồng ngô dễ nhưng phải chăm sóc nó chu đáo thì nó mới sống tốt chứ không như cây luồng, cây keo đâu”.

Thôn Tượt có 72 hộ (309 khẩu), trong đó có 31 hộ nghèo và 11 hộ cận nghèo, là thôn có số hộ trồng ngô đông nhất xã với 66 hộ tham gia, vụ đông năm 2012 - 2013 cả thôn đã trồng được hơn 2ha ngô vụ đông, cho thu hoạch gần 100 tấn ngô (trung bình 37ta/ha).

Giao Thiện là xã khó khăn, diện tích trồng lúa ít, người dân nơi đây sống chủ yếu nhờ rừng luồng chứ chưa tự chủ được lương thực. Mô hình trồng ngô của cô phó chủ tịch xã như mở ra một hướng thoát đói mới cho bà con nơi đây, đó cũng là trăn trở mà Chiến đã mang ngay khi đặt chân lên mảnh đất vùng cao này.

Theo Nguyễn Thuỳ
Dân trí

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Huyện miền núi Nam Trà My đề xuất xây thêm 15 thủy điện, có xã thêm... 8 thủy điện
Huyện miền núi Nam Trà My đề xuất xây thêm 15 thủy điện, có xã thêm... 8 thủy điện
TPO - Trên địa bàn hiện có 12 thủy điện, tuy nhiên huyện Nam Trà My (Quảng Nam) đề xuất thêm 15 thủy điện vì cho rằng, với tiềm năng về phát triển năng lượng tái tạo hiện có, kết cấu hạ tầng truyền tải điện cơ bản hoàn thiện với cấp điện áp 110kV, và nhu cầu tiêu thụ điện tương đối lớn nên việc đầu tư, phát triển nguồn điện trên địa bàn huyện hiện nay là rất cần thiết.