Nữ sinh mồ côi lay lắt trọ học ở Hà Nội

Nữ sinh mồ côi lay lắt trọ học ở Hà Nội
TPO –Mất cha từ khi bốn tuổi, mấy năm gần đây, mẹ của Trương Thị Phương Diệu (Vĩnh Bảo, Hải Phòng) liên tiếp gặp tai nạn, gần như trở thành người thực vật. Ngoài chăm sóc mẹ, Diệu vẫn chăm chỉ học tập.

Đợt thi đại học vừa qua, em đỗ vào Học viện chính sách và phát triển, nhưng đường đến giảng đường của Diệu còn gặp rất nhiều khó khăn.

Ba mẹ con Diệu ở trọ cùng hai người họ hàng trong một phòng nhỏ rộng hơn chục mét vuông ở Hà Nội. Ảnh: Trường Phong.
Ba mẹ con Diệu ở trọ cùng hai người họ hàng trong một phòng nhỏ rộng hơn chục mét vuông ở Hà Nội. Ảnh: Trường Phong.

Số phận nghiệt ngã

Chúng tôi tìm về thôn Hà Phương 3 (xã Thắng Thủy, Vĩnh Bảo, Hải Phòng), hỏi thăm nhà em Trương Thị Phương Diệu, dân làng ai cũng biết. Diệu “nổi tiếng” không phải vì vừa thi đỗ đại học, mà vì người làng truyền tai nhau hoàn cảnh gian khó của gia đình Diệu.

Theo lời những người dân ở đây, bố Diệu – một cán bộ xã mất năm 1998 vì bị rắn độc cắn khi Diệu mới hơn bốn tuổi. Mẹ Diệu, bà Nguyễn Thị Đót chịu cú sốc quá lớn về tinh thần, nhưng gắng gượng nuôi chị em Diệu ăn học, xây nhà.

Đến năm 2008, mẹ Diệu bị tai nạn xe máy, phải phẫu thuật não. Sau ca phẫu thuật, bà Đót bình phục và tiếp tục công việc của một cán bộ hội phụ nữ của xã. Nhưng tai họa tiếp tục ập xuống một lần nữa, bà lại bị tai nạn xe máy vào tháng 8 – 2011, bị mất đi một phần ý thức.

Cũng từ đó, do chị gái đi học trên Hà Nội (trường Đại học Thành Đô), tất cả mọi công việc ở nhà, chăm sóc mẹ nằm viện, cô bé 17 tuổi như Diệu phải phân chia thời gian cáng đáng hết. Em vẫn tiếp tục đi học với hy vọng sau này sẽ thành đạt, cải thiện cuộc sống gia đình.

Là bí thư Đoàn của lớp, Diệu luôn đi đầu trong các phong trào Đoàn hội của trường lớp và được thầy cô, bạn bè yêu mến, đánh giá cao. Thành quả của Diệu được đền đáp khi đợt thi Đại học vừa qua, em đỗ vào Học viện Chính sách và phát triển (18,5 điểm).

Đi học cùng mẹ

Tìm đến nhà Diệu, ngôi nhà mái bằng im lìm, cửa đóng then cài. Ông Trương Bá Anh, chú ruột Diệu cho biết, do nhà neo người, lại cùng học trên Hà Nội nên hai chị em đưa mẹ lên ở cùng để chữa bệnh. Ngôi nhà ở quê nhờ ông trông nom giúp.

Không có bàn học, Diệu học bài trên ghế ngồi. Ảnh: Trường Phong
Không có bàn học, Diệu học bài trên ghế ngồi. Ảnh: Trường Phong .

“Mấy hôm trước, cháu gọi điện về, bảo sút mất mấy cân vì nhịn ăn. Khổ, hai chị em lên đó không biết ăn uống, chăm mẹ thế nào mà lại sút cân” – ông Anh nói.

Ông bảo, ở nhà thì họ hàng, anh em cũng thỉnh thoảng sang thăm hỏi, nhưng ở Hà Nội thì xa quá, nhà không có người nên cũng không giúp đỡ được nhiều.

Lên Hà Nội, Diệu cùng mẹ, chị và một ông chú, người anh cùng ở trọ một phòng nhỏ trong phố Yên Hòa, Cầu Giấy. Căn phòng chỉ rộng hơn chục mét vuông là chỗ ăn ở, sinh hoạt của bốn người khỏe và một người bệnh.

“Rất may là phòng có gác xép, nên cũng có chỗ ngủ” – Diệu cho biết – “Mỗi tháng, cả tiền nhà, điện, nước cũng hết gần bốn triệu. Tiền ăn trung bình cũng hết khoảng 150 nghìn một ngày. Anh và chú đi làm rồi nên cũng hỗ trợ thêm với ba mẹ con em”.

Để đi học, chữa bệnh cho mẹ, hai chị em Diệu phải vay mượn họ hàng, ngân hàng chính sách xã hội. Diệu bảo, vừa rồi, mẹ nằm viện hơn tuần mà không thấy đỡ nên đang dự định đưa lên Lạng Sơn chạy chữa. “Em có người quen ở đó, nên chắc cũng không hết nhiều tiền” – Diệu chia sẻ.

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
TPO - TIN NÓNG ngày 12/12: Công an Hà Nội điều tra vụ cháu bé 11 tuổi bị cứa cổ, hành hạ khi câu cá tại ao nhà hàng xóm; Chủ tịch Công ty Trung Hậu 68 đã 'rửa' hàng trăm tỷ thu lợi bất chính từ khai thác trái phép cát ra sao?; Nhóm thanh niên Hải Dương mang kiếm sang Bắc Ninh trộm tiền công đức ở đền chùa...
Đèo An Khê tê liệt
Đèo An Khê tê liệt
TPO - Một khối lượng đất đá bị sạt xuống đường làm bịt lối thoát nước gây ngập một đoạn đường trên đèo An Khê, khiến giao thông bị tê liệt.