Nụ cười cô gái chết năm 13 tuổi bí hiểm hơn Mona Lisa

Nụ cười cô gái chết năm 13 tuổi bí hiểm hơn Mona Lisa
Leonardo được ví là thiên tài của những nụ cười bí ẩn. Không chỉ nụ cười của nàng Mona Lisa, nụ cười của nàng Bianca 13 tuổi trong bức “La Bella Principessa” của danh họa cũng khiến các học giả phải đau đầu bao thế kỷ nay.

Nụ cười cô gái chết năm 13 tuổi bí hiểm hơn Mona Lisa

> NASA ‘bắn’ hình Mona Lisa lên Mặt trăng
> Phát hiện hài cốt nghi là của nàng Mona Lisa
> Ý đòi lại Nàng Mona Lisa
> Tìm thấy 'song sinh' của Mona Lisa

Leonardo được ví là thiên tài của những nụ cười bí ẩn. Không chỉ nụ cười của nàng Mona Lisa, nụ cười của nàng Bianca 13 tuổi trong bức “La Bella Principessa” của danh họa cũng khiến các học giả phải đau đầu bao thế kỷ nay.

Bức
Bức "La Bella Principessa".

Bức “Nàng Mona Lisa” là tác phẩm nhận được nhiều sự quan tâm và bài bình luận nhất, tất cả là nhờ “nụ cười bí ẩn” của nàng. Sự độc đáo trong nụ cười ấy đã khiến bao nhiêu nhà nghiên cứu phải dày công tìm hiểu và lý giải.

Khuôn mặt nàng Mona Lisa trong tranh khiến người ta không thể đoán định rằng nàng có đang cười hay không. Nhìn riêng đôi mắt, bạn sẽ thấy ánh lên rất nhiều ý vui, sự lạc quan, yêu đời. Nhưng nhìn thấp xuống khoé miệng, đôi môi, ta lại thấy nàng nghiêm nghị đến kỳ lạ.

Trong cái nhếch mép cười, ta lại thấy rõ sự hồi hộp, lo lắng. Khuôn mặt nàng Mona Lisa vừa cười, vừa nghiêm nghị đã trở thành đề tài bàn cãi từ lâu.

Bức
Bức "Mona Lisa".

Một bức tranh khác của danh hoạ, tuy ít nổi tiếng hơn những cũng khiến các nhà phê bình nghệ thuật phải đắn đo, đó là bức “La Bella Principessa” (Nàng công chúa xinh đẹp), được vẽ trước bức “Nàng Mona Lisa”. Nụ cười của thiếu nữ xinh đẹp khắc hoạ trong bức “La Bella Principessa” (vẽ năm 1490) được cho là thay đổi dựa theo điểm nhìn của người xem.

Các học giả cho rằng kỹ thuật mà hoạ sĩ Leonardo Da Vinci sử dụng trong bức “Nàng Mona Lisa” đã được thử nghiệm lần đầu với bức tranh ít nổi tiếng hơn này.

Khi nhìn thẳng vào bức chân dung, khoé miệng dường như chếch xuống, mắt như đang chuyển động và nhìn ngõ rất kỹ vào chỗ nào đó, viền môi như muốn nhoẻn lên nở một nụ cười. Nụ cười mỉm này chỉ có thể nhìn thấy một cách mơ hồ, cũng tựa như nụ cười của nàng Mona Lisa.

Bức tranh khắc hoạ cô tiểu thư 13 tuổi Bianca Sforza, con gái của công tước Ludovico Sforza của Milan. Tranh được vẽ trước khi cô gái kết hôn với một sĩ quan trẻ của Milan. Bức tranh càng trở nên đặc biệt hơn khi cô gái qua đời chỉ vài tháng sau khi kết hôn.

Bức
Bức "Mona Lisa trẻ".

Theo giáo sư Alessandro Soranzo đến từ khoa tâm lý học của trường Đại học Sheffield Hallam của Anh, ảo giác về tâm lý của nhân vật sẽ khác nhau dựa trên những góc quan sát khác nhau: “Dù vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh việc liệu Da Vinci có chủ ý khắc hoạ nhân vật như vậy hay không nhưng kỹ thuật vẽ vô cùng ấn tượng của hoạ sĩ là không thể phủ nhận. Nó rất đúng với phong cách của Leonardo, mỗi bức tranh chân dung của ông luôn phản ánh những thông điệp bên trong tâm hồn.”

Giáo sư chuyên ngành mỹ thuật Michael Pickard của trường Đại học Sunderland nói rằng: “Với hoàn cảnh của cô gái trẻ lúc đó, hoạ sĩ Leonardo hẳn ý thức rõ về những rối loạn, mâu thuẫn, căng thẳng trong tâm lý cô gái. Tranh thể hiện sự đối chọi giữa nét ngây thơ, trong sáng của một cô gái mới 13 tuổi với nét ưu tư của một người phụ nữ trước cuộc hôn nhân ngày càng đến gần. Tranh cũng toát lên sự thanh nhã, quý phái của cô gái con nhà quý tộc”.

“Một điều đặc biệt nữa là Leonardo đã có thể tóm được những nét tâm lý ẩn sâu sau khuôn mặt dịu dàng kia, gợi lên được những nét trong sáng rất nữ tính của một cô gái trong khi vẫn sử dụng kỹ thuật vẽ mà ông áp dụng vào bức Mona Lisa”.

Bức “Nàng Mona Lisa” tính cho tới nay đã khoảng 500 năm tuổi, là bức nổi tiếng nhất, thu hút rất đông khách tới tham quan ở viện bảo tàng Louvre đặt tại Paris. Bức tranh nhỏ này khắc hoạ chân dung một phụ nữ quý tộc ở thành phố Florence. Nàng có tên Lisa Gherdardini. Bức tranh được cho là thu hút khoảng 90% khách tới thăm viện bảo tàng này dù nơi đây trưng bày hơn 6.000 bức tranh lớn nhỏ.

Hồi tháng 10 năm ngoái, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy một ngôi mộ cổ đặt trong một nhà tu ở thành phố Florence. Có nhiều lý do để họ tin rằng một trong hai bộ hài cốt tìm thấy trong mộ chính là nàng Lisa Gherdardini - người phụ nữ được khắc hoạ trong bức “Mona Lisa”.

Vào tháng 9 năm ngoái, một tổ chức của Thuỵ Sĩ cũng công bố bức tranh được cho là phiên bản trước của bức “Mona Lisa” hay còn gọi là bức “Mona Lisa trẻ” hoàn thành trước bức đang treo tại viện bảo tàng Louvre cả một thập kỷ. Hiện nay, tác phẩm khắc hoạ nàng Mona Lisa trẻ được trưng bày ở thành phố Geneva bởi quỹ Mona Lisa.

Theo Pi Uy
Dân trí/Independent

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG