Theo nhận định của Sở Nông nghiệp và PTNT: do sản lượng thanh long quá cao, thu hoạch cùng thời điểm, vượt khả năng thu mua của các doanh nghiệp. Mặt khác, các đối tác Trung Quốc thu mua thanh long cũng chững lại là nguyên nhân chính dẫn đến giá thanh long giảm mạnh như hiện nay.
Trong đó nguyên nhân giá thanh long giảm sâu là do đa số người trồng thanh long năm nay tập trung giữ lại lứa mùa cuối vụ để hy vọng bán được cao giá như mọi năm. Số khác thì chong đèn sớm dẫn đến sản lượng tăng đột biến.
Với sản lượng thu hoạch quá lớn và thu hoạch trong khoảng thời gian ngắn (trong vòng từ 05 đến 10 ngày) nên các doanh nghiệp không đủ năng lực để tiêu thụ, kể cả thu mua để dự trữ. Do vậy, các doanh nghiệp đã ngưng mua vì đã hết khả năng dự trữ tại các kho lạnh, dẫn đến giá thanh long giảm sâu.
Cùng thời điểm này, sản lượng thanh long các tỉnh khác cũng đang thu hoạch rộ, đã tác động đến giá thanh long tại thời điểm này.
Mặt khác, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ chủ lực thanh long của Việt Nam (80-90%); Tuy nhiên, ngày 01/10/2018 là ngày Lễ Quốc khánh của Trung Quốc nên các cơ quan chức năng của Trung Quốc (Hải quan, Kiểm dịch...) nghỉ lễ nên việc thông quan hàng hóa gặp khó khăn, các thương nhân Trung Quốc cũng nghĩ lễ (trên 10 ngày) nên đã tạm ngừng các hoạt động kinh doanh.
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Thuận, diện tích thanh long của tỉnh ước đến cuối năm đạt 29.450 ha; ước sản lượng 591.960 tấn; tăng hơn so với năm 2017 khoảng 51.710 tấn.
Trên địa bàn tỉnh Bình Thuận hiện có 97 cơ sở thu mua, sơ chế, mua bán thanh long, trong đó có 11 doanh nghiệp xuất khẩu chính ngạch thanh long và có 3 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chế biến trái thanh long với sản phẩm là nước ép thanh long, thanh long sấy khô và thanh long sấy dẻo; có 02 doanh nghiệp đã và đang đầu tư chế biến rượu từ trái thanh long và một số cơ sở chế biến rượu thanh long quy mô hộ gia đình,