Nông dân Hà Nội nhổ bỏ hoa tươi

Hoa không bán được, người nông dân đành nhổ bỏ 
Hoa không bán được, người nông dân đành nhổ bỏ 
TP - Dịch bệnh diễn biến phức tạp, các lễ hội tạm dừng khiến vựa hoa lớn nhất nhì tại Hà Nội lâm vào cảnh ế ẩm, người dân làng hoa Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm) phải cắt bỏ, vứt hoa đầy ruộng. 

Sáng 22/2, đang tự tay cắt bỏ luống cúc do mình trồng, bà Nguyễn Thị Thanh, trú tại làng Tây Tựu ngậm ngùi chia sẻ, ngay từ thời điểm trong năm, các thành viên trong gia đình đã vất vả chăm sóc vườn hoa, dự định sẽ bán phục vụ các lễ hội sau Tết. Dịch bùng phát, các đền chùa, lễ hội phải tạm dừng, thương lái hủy đơn hàng nên số lượng hoa tồn lại rất nhiều. “Mấy luống hoa này được trồng để phục vụ chủ yếu cho các lễ hội lớn ở miền Bắc sau Tết Nguyên đán, nhưng giờ không có nơi tiêu thụ đành phá bỏ”, bà Thanh nói.

Cùng chung cảnh ngộ, anh Nguyễn Văn Minh, chủ hơn 3 sào hoa cúc đang đến độ thu hoạch cho biết, năm nay thời tiết rất thuận lợi nên hoa phát triển tốt. Dù vậy, dịch bệnh đúng thời điểm thu hoạch nên không riêng gia đình anh mà rất nhiều nhà trong làng cũng bị ảnh hưởng. “Thông thường, sau Tết lượng hoa tiêu thụ nhanh, đặc biệt là các loại hoa cúc. Năm ngoái, gia đình tôi bán hoa cúc giá hơn 300 - 400 ngàn đồng/100 bông hoa, nhưng năm nay chỉ bán được với giá từ 80 -100 ngàn đồng/100 bông. Giá giảm mạnh nhưng vẫn không có người mua, đành phải cắt bỏ để dưỡng đất, trồng lứa khác”, anh Minh nói.

Ông Đỗ Văn Thắng, người có thâm niên trồng hoa gần 20 năm ở làng Tây Tựu chia sẻ, chưa bao giờ giá hoa lại xuống thấp như hiện nay, hoa ế ẩm, nhiều gia đình không buồn đi thu hoạch. Đợt này gia đình trồng hơn 5 sào hoa ly với 3 vạn cây đang vào độ thu hoạch. Trung bình 1 sào hoa ly cần vài chục triệu đồng vốn. Với mức giá hiện tại, chắc chắn lỗ nặng. “Dù bán được hết số ly trong vườn cũng chỉ đủ bù lại tiền vốn mua củ giống, còn rất nhiều công chăm sóc, tiền phân bón, thuốc, điện chiếu sáng... nên chưa bán cũng biết chắc chắn lỗ rồi. Bây giờ, tôi chỉ hy vọng sẽ bán hết số hoa này thôi nếu không sẽ phải nhổ bỏ”, ông Thắng nói.     

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.