Nỗi buồn ở bảo tàng vũ khí cổ

Nỗi buồn ở bảo tàng vũ khí cổ
TP - Được khai trương ngày 7-1-2012 tại TP Vũng Tàu, Bảo tàng Vũ khí cổ duy nhất tại Việt Nam hoạt động chưa đầy 1 năm thì UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu (BR-VT) quyết định tạm đóng cửa vì lí do “đang bị tranh chấp”.

Việc tranh chấp đang được Toà án Nhân dân tỉnh BR-VT xem xét. Đây là bảo tàng vũ khí cổ với hàng ngàn hiện vật quý hiếm được công nhận Kỷ lục Việt Nam.

Từ tấm lòng với Việt Nam

Người khởi nguồn cho Bảo tàng Vũ khí cổ tại Vũng Tàu là ông Robert Taylor- quốc tịch Anh. Trước khi đến Việt Nam, Robert đã nghiên cứu và sưu tầm những loại vũ khí cổ của nhiều quốc gia như Anh, Pháp, Hà Lan, Nga, Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ... Năm 1999, Robert đến Việt Nam làm ăn và kết hôn với bà Nguyễn Thị Bông- quốc tịch Việt Nam.

Robert quyết định định cư hẳn tại Vũng Tàu và mở bảo tàng để trưng bày những loại vũ khí cổ- bộ sưu tập ông đã dành cả đời để đeo đuổi. Năm 2007, Robert cùng vợ tìm hiểu các thủ tục, xin nhập khẩu vũ khí cổ vào Việt Nam.

Được sự giúp đỡ của UBND tỉnh BR-VT, sau một thời gian chờ đợi bởi việc nhập khẩu vũ khí cổ chưa có tiền lệ tại Việt Nam, tới năm 2009, Robert đã được nhập vũ khí cổ vào Việt Nam với 5 đợt hàng bao gồm 1.032 hiện vật là súng, kiếm, lưỡi lê các loại cùng nhiều quân trang, quân dụng, trang phục cổ… với thuế suất ưu đãi 0%. Song song với việc nhập số hàng trên, Robert xây dựng bảo tàng dưới dạng một pháo đài tại số 14 đường Hải Đăng- TP Vũng Tàu.

Cuối năm 2011, bảo tàng đã hoàn thành với nhiều phòng trưng bày khá quy mô. Do từng tham gia các triển lãm vũ khí tại nhiều nước trên thế giới nên Robert khá có kinh nghiệm trong việc thiết kế triển lãm.

Nỗi buồn ở bảo tàng vũ khí cổ ảnh 1

Bảo tàng được chia thành nhiều khu trưng bày: các cuộc chiến tranh cổ, chiến tranh cận đại, đại chiến thế giới lần thứ nhất, lần thứ 2, với các vũ khí thời Viking, Spartan, các bộ binh Hy Lạp cổ hay Trung Quốc qua các triều đại, các vũ khí Samurai và Shogun của Nhật Bản, trang phục đội quân châu Âu trong các cuộc Thập tự chinh...

Trong đó có nhiều hiện vật rất độc đáo như khẩu súng lục của Nữ hoàng Anh năm 1728, súng máy Maxim Nga từng nổi đình nổi đám trong thế chiến thứ nhất, bộ sưu tập súng kíp người Mường thế kỷ 19… Không chỉ trưng bày vũ khí, bảo tàng còn làm rất nhiều manơcanh để minh hoạ quân trang quân dụng cùng những bản thuyết minh chi tiết bằng cả 2 ngôn ngữ Việt và Anh.

Bảo tàng đã được giới chuyên môn đánh giá cao, nhiều tour du lịch cũng chọn đây làm điểm đến cho du khách khi tới Vũng Tàu. Trước khi đi vào hoạt động, Bảo tàng vũ khí cổ còn được Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam trao tặng Kỷ lục Bảo tàng vũ khí cổ tư nhân lớn nhất Việt Nam.

Đến gian nan tranh chấp

Hoạt động được vài tháng, Bảo tàng Vũ khí cổ đã xảy ra những trục trặc. Đó là việc bảo tàng tổ chức thu tiền cho khách tham quan thông qua việc bán vé - điều trái với cam kết ban đầu của dự án xây dựng bảo tàng vũ khí là dành tặng cho người dân (chính vì thế mới được ưu đãi thuế).

Nỗi buồn ở bảo tàng vũ khí cổ ảnh 2

Bảo tàng cũng xin mở rộng hoạt động kinh doanh thức uống, trong đó có bán bia rượu. Điều này cũng không có trong dự án và khá nguy hiểm khi hoạt động kinh doanh thức uống diễn ra hằng đêm, bên trên các phòng trưng bày vũ khí được bảo quản khá sơ sài.

Có nhiều hiện vật rất độc đáo như khẩu súng lục của Nữ hoàng Anh năm 1728, súng máy Maxim Nga từng nổi đình nổi đám trong thế chiến thứ nhất, bộ sưu tập súng kíp người Mường thế kỷ 19… Không chỉ trưng bày vũ khí, bảo tàng còn làm rất nhiều manơcanh để minh hoạ quân trang quân dụng cùng những bản thuyết minh chi tiết bằng cả 2 ngôn ngữ Việt và Anh.

Bảo tàng đã được giới chuyên môn đánh giá cao, nhiều tour du lịch cũng chọn đây làm điểm đến cho du khách khi tới Vũng Tàu. Trước khi đi vào hoạt động, Bảo tàng vũ khí cổ còn được Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam trao tặng Kỷ lục Bảo tàng vũ khí cổ tư nhân lớn nhất Việt Nam.

Trong số những vũ khí cổ đó có một số khẩu súng được sản xuất từ những năm 1930, tuy đã được tháo kim hoả nhưng nếu rơi vào tay những kẻ hiểu biết, khẩu súng đó vẫn có thể sử dụng được bằng cách tự chế kim hoả mới.

Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa nhất của những trục trặc tại Bảo tàng Vũ khí cổ là cuộc ly hôn và tranh chấp tài sản giữa bà Bông và ông Robert.

Tháng 5-2012, bà Bông làm đơn kêu cứu về việc sau khi ly hôn, ông Robert đã tự ý mở cửa bảo tàng, lấy đi nhiều hiện vật, trong đó có vũ khí.

Theo bà Bông, bà đứng tên quản lý bảo tàng nên số vũ khí trên bà phải chịu trách nhiệm, ông Robert không có quyền lấy các loại vũ khí đó ra khỏi bảo tàng.

Ngược lại, ông Robert cũng có đơn kêu cứu, trình bày khá cụ thể ông là chủ sở hữu bảo tàng bao gồm cơ sở vật chất, đất đai, công trình xây dựng và các hiện vật ông sưu tầm trong hơn 40 năm trước khi ông kết hôn với bà Bông.

Nhưng vào thời điểm ông làm dự án thành lập bảo tàng, luật pháp Việt Nam chưa cho người nước đứng tên đăng ký kinh doanh nên ông phải nhờ bà Bông.

Sau khi ly dị, bà Bông đã thuê một công ty bảo vệ canh gác bảo tàng và ông Robert trở thành người không liên quan.

Ông Robert cũng kiến nghị trong thời gian đang tranh chấp, đề nghị các cấp chính quyền tạm đóng cửa bảo tàng trong một thời gian nhằm đảm bảo an toàn cho số vũ khí cũng như tránh tổn thất có thể xảy ra.

Ảnh 1,2,3,4 - Hiện vật ở bảo tàng. Ảnh: PV
Ảnh 1,2,3,4 - Hiện vật ở bảo tàng. Ảnh: PV.

Phía bà Bông cũng có những phản hồi mạnh mẽ. Trong công văn gửi Sở Văn hóa – Thể thao- Du lịch (VHTTDL) BR-VT ngày 31-10, Phó Giám đốc Công ty TNHH Bảo tàng vũ khí Toàn Cầu (tên giao dịch của Bảo tàng Vũ khí cổ do bà Bông làm Tổng Giám đốc), ông Mai Tùng Bách còn khẳng định ông Robert không có nhiệm vụ và chức vụ gì trong Bảo tàng Vũ khí, việc ông Robert tự xưng là Tổng Giám đốc và giao dịch với các cấp chính quyền là sai. Nhà cửa và tài sản trong bảo tàng không phải là của ông Robert….

Còn ông Robert lại có đơn kêu cứu khẩn cấp vì cho rằng "bị bà Bông cấu kết với xã hội đen đe dọa tính mạng cũng như tìm cách chiếm đoạt số vũ khí trên".

Đặc biệt theo báo cáo của Công an tỉnh BR-VT, ngày 18-10, bà Bông (với vai trò Tổng Giám đốc) cùng ông Mai Tùng Bách đã đưa gần 20 người tới gây sự, xô xát với bảo vệ Bảo tàng Vũ khí. Rất may lực lượng công an đã kịp thời có mặt để giải quyết.

Trước tình hình tranh chấp trên, Sở VHTTDL tỉnh BR-VT đã có kiến nghị tạm ngưng mở cửa Bảo tàng Vũ khí cổ cũng như đề nghị UBND tỉnh BR-VT chỉ đạo sớm giải quyết cho ông Robert được sở hữu lại những tài sản trên.

Trước mắt, UBND tỉnh cần thành lập tổ bảo vệ bảo tàng nhằm tránh thất thoát những vũ khí tại đây. Ngày 29-11, ông Lê Thanh Dũng- Phó Chủ tịch UBND tỉnh BR-VT đã quyết định tạm đóng cửa bảo tàng vũ khí cổ trong thời gian 3 tháng.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc tranh chấp này.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG