Nỗ lực đáp ứng nhu cầu điện phát triển kinh tế-xã hội khu vực phía Nam sau dịch COVID-19

EVNSPC hoàn thành việc xây dựng và đưa vào hoạt động các công trình điện phục vụ phát triển kinh tế-xã hội các tỉnh thành khu vực phía Nam
EVNSPC hoàn thành việc xây dựng và đưa vào hoạt động các công trình điện phục vụ phát triển kinh tế-xã hội các tỉnh thành khu vực phía Nam
Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đang nỗ lực và chủ động phối hợp cùng chính quyền 21 tỉnh thành phía Nam để triển khai thực hiện các nhiệm vụ nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu điện phát triển kinh tế xã hội của các địa phương sau dịch COVID-19.

Tập trung đầu tư phát triển lưới điện

EVNSPC cho biết, dự kiến trong năm 2020 đơn vị sẽ thực hiện khối lượng đầu tư phát triển lưới điện với tổng giá trị 8.590 tỷ đồng. Trong năm sẽ khởi công thực hiện 72 công trình, hoàn thành đóng điện 56 công trình lưới điện 110kV và 1 công trình đường dây 220kV Kiên Bình – Phú Quốc.

Tính đến cuối tháng 4.2020, ước thực hiện được khối lượng với giá trị khoảng 1.386 tỷ đồng. Đã khởi công được 4 công trình gồm: Lộ ra 110kV trạm 220kV Phan Rí, Lắp máy 2 trạm 110kV Bình Sơn và Lắp Máy 2 trạm 110kV Dầu Giây và Nâng cấp đường dây 110kV Thuận An - Vsip 2 thành 2 mạch và phân pha 2x300mm2. Đồng thời đóng điện 1 công trình là Trạm 110kV Thủ thừa và đường dây đấu nối.

Các công trình đầu tư phát triển lưới điện được triển khai thực hiện trên tất cả 21 tỉnh thành phía Nam nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu điện phát triển kinh tế xã hội tại các địa phương, nhất là các địa phương có mức độ phát triển công nghiệp tăng cao.   

Tại Long An, năm 2020, Tổng công ty dự kiến hoàn thành đóng điện 44 công trình lưới điện phân phối với tổng khối lượng gồm 174,04 km đường dây trung thế; 253,54km đường dây hạ thế; tổng công suất trạm biến áp phân phối tăng thêm 25,098MVA với ổng chi phí đầu tư trên  255 tỷ đồng. Song song đó, EVNSPC sẽ triển khai hoạt động đầu tư kịp đưa vào vận hành 8 công trình lưới điện 110kV với tổng khối lượng bao gồm: Xây dựng mới và cải tạo 63,626km đường dây 110kV; tổng dung lượng trạm 110kV tăng thêm: 355 MVA. Tổng giá trị đầu tư là 546 tỷ.

Nỗ lực đáp ứng nhu cầu điện phát triển kinh tế-xã hội khu vực phía Nam sau dịch COVID-19 ảnh 1
 
Nỗ lực đáp ứng nhu cầu điện phát triển kinh tế-xã hội khu vực phía Nam sau dịch COVID-19 ảnh 2
 

Cùng với Long An, trong năm 2020, EVN SPC cũng đầu tư gần 1.261 tỷ đồng xây dựng 30 công trình điện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận; 420 tỷ đồng để đầu tư phát triển lưới điện tại Bình Phước; 218,7 tỷ đồng để đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống lưới điện trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp; 1.067 tỷ đồng đầu tư xây dựng và sửa chữa điện lưới trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

Sự chủ động và nỗ lực triển khai đầu tư các công trình điện của EVNSPC đã được chính quyền các địa phương đánh giá cao, đồng thời tạo mọi điều kiện hỗ trợ để các công trình điện hoàn thành đúng tiến độ. “Chúng tôi đánh giá cao nỗ lực cung cấp điện và xây dựng hệ thống lưới điện tại đia phương của EVNSPC”- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An Phạm Văn Cảnh nói, đồng thời khẳng định UBND tỉnh sẽ tạo điều kiện, hỗ trợ ngành điện trong công tác giải phóng mặt bằng. Chỉ đạo các ban, ngành, chính quyền địa phương các cấp quan tâm bố trí quỹ đất theo các công trình điện đã được duyệt trong quy hoạch, nhằm sớm thông qua vị trí và hướng tuyến xây dựng các công trình điện, góp phần đẩy nhanh tiến độ các dự án, kịp thời cấp điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Có chính sách hỗ trợ, thúc đẩy, tuyên truyền những chương trình tiết kiệm điện, sử dụng điện năng lượng mặt trời.

Lãnh đạo UBND tỉnh Kiên Giang cũng cam kết sẽ tiếp tục phối hợp hỗ trợ công tác bồi thường giải phóng mặt bằng các công trình Đường dây 220kV Kiên Bình – Phú Quốc, đường dây 110kV ở Phú Quốc. Đồng thời ghi nhận đề nghị của EVNSPC về việc tiếp cận với nguồn vốn vay từ Quỹ đầu tư phát triển của tỉnh để giúp ngành điện tăng cường các nguồn lực đầu tư, phát triển lưới điện trên địa bàn, đảm bảo cung cấp điện liên tục, ổn định phục vụ phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng, bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Nỗ lực đáp ứng nhu cầu điện phát triển kinh tế-xã hội khu vực phía Nam sau dịch COVID-19 ảnh 3
 

Kịp thời cấp điện và giảm tiền điện

Mặc dù dịch COVID-19 gây rất nhiều khó khăn cho các hoạt động thi công nhưng trong tháng 4 EVNSPC đã đưa vào vận hành hơn 450 công trình điện trung áp, nâng tổng số công trình đã giải quyết và đưa vào vận hành trong 4 tháng đầu năm 2020 toàn Tổng công ty lên trên 2.136 công trình điện trung áp, với thời gian giải quyết trung bình 3.4 ngày/1 công trình.

Cũng trong tháng 4, toàn EVNSPC đã giải quyết cấp điện cho 30.000 khách hàng (đạt tỷ lệ 100%) mua điện hạ áp, nâng tổng số khách hàng mua điện hạ áp trong 4 tháng đầu năm lên 108.827 khách hàng, đạt 100% thời gian theo quy định.

Cùng với việc cấp điện kịp thời, đúng thời gian quy định, EVNSPC cũng đã kịp thời triển khai việc miễn, giảm tiền điện cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 theo chủ trương của Chính phủ và Bộ Công Thương.

EVNSPC cho biết, số tiền điện giảm cho tất cả khách hàng tại 21 tỉnh, thành phố phía Nam dự kiến là 3.581 tỷ đồng. Tính đến ngày 18/5 đã thực hiện giảm trên 938 tỷ đồng, trong đó một số đơn vị có số tiền giảm nhiều như Công ty Điện lực Đồng Nai (giảm gần 167,4 tỷ đồng ), Bình Dương (gần 157,3 tỷ đồng). Các đơn vị, doanh nghiệp và hộ dân đều đã được giảm ngay trong tháng 4 vừa qua.

BS.Nguyễn Thái Bình - Phó GĐ Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Tây Ninh cho biết, kỳ tháng 4/2020 bệnh viện được giảm một kỳ hóa đơn là 15 triệu đồng. “Chúng tôi thấy được sự quan tâm của Nhà nước và việc triển khai thực hiện kịp thời của ngành điện đối với các đơn vị trên tuyến dầu chống dịch như chúng tôi”.

Công ty Liên doanh Meyer-BPC (Bến tre) cũng đã được giảm 10% tiền điện trong kỳ vừa qua. Ông Võ Toàn Thắng - Trưởng phòng Cơ điện - Công tyMeyer-BPC nói: “Việc giảm tiền điện là một phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp tái đầu tư, phục hồi sản xuất sau dịch bệnh”.

Nhiều người dân cũng bày tỏ sự hài lòng với việc miễn giảm tiền điện của Chính phủ cũng như việc triển khai miễn giảm kịp thời của ngành điện. “Việc giảm tiền điện thể hiện sự quan tâm của Chính phủ đối với người dân, tôi rất hoan nghênh!”- ông Trần Văn Thành, ở KP2, P8, TP.Bến Tre (tỉnh Bến Tre) bày tỏ.

Trong 4 đầu năm 2020 toàn Tổng công ty đã ký biên bản lắp đặt công tơ 2 chiều với 2.484 khách hàng lắp điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN), tổng công suất tấm pin lắp đặt là 84.876 kWp. Sản lượng khách hàng phát lên lưới cùng kỳ là 69,7 triệu kWh.

Tính đến hết tháng 04/2020, toàn Tổng công ty đã thanh toán tiền mua điện MTMN cho 4.163 khách hàng với sản lượng điện thanh toán là 71,912 triệu kWh tương ứng số tiền đã trả cho khách hàng là 160,65 tỷ đồng. Trong năm 2020 sản lượng thanh toán là 22,65 triệu kWh tương ứng số tiền đã trả cho khách hàng là 50,98 tỷ đồng.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Ảnh hưởng của El Nino khiến hơn 28.000 ha rừng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở cấp báo động cháy “cực kỳ nguy hiểm” (cấp 5). Người dân, cơ quan chức năng cũng như lực lượng bảo vệ rừng của tỉnh đang trong trạng thái cảnh giác cao, căng mình giữ rừng, không lơ là, chủ quan với lửa.