Nín thở chờ đỉnh dịch tay chân miệng

Dịch tay chân miệng đã hạ nhiệt nhưng vẫn có nguy cơ bùng phát vào tháng 10 và tháng 11. Ảnh: L.N
Dịch tay chân miệng đã hạ nhiệt nhưng vẫn có nguy cơ bùng phát vào tháng 10 và tháng 11. Ảnh: L.N
TP - Dịch tay chân miệng đang có chiều hướng hạ nhiệt, nhưng đỉnh dịch vào tháng 10 được dự báo rất nghiêm trọng.

> Phòng chống bệnh tay-chân-miệng bằng thảo dược
> TT-Huế: Một bệnh nhi tử vong nghi mắc tay, chân, miệng

Dịch tay chân miệng đã hạ nhiệt nhưng vẫn có nguy cơ bùng phát vào tháng 10 và tháng 11. Ảnh: L.N
Dịch tay chân miệng đã hạ nhiệt nhưng vẫn có nguy cơ bùng phát vào tháng 10 và tháng 11. Ảnh: L.N.
 

Bác sĩ Nguyễn Tấn Bỉnh - Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết, đỉnh điểm đầu tháng 6, mỗi tuần có 500 ca mắc, nay khoảng 300 ca. Hiện TPHCM ghi nhận 8.343 bệnh nhi mắc tay chân miệng, cao gấp gần 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái, và có số ca tử vong cao nhất nước với 24 ca. Trong nửa tháng qua, số ca mắc đã chững lại .

Theo bác sĩ Tăng Chí Thượng- Giám đốc BV Nhi đồng 1, trong ngày hôm qua (9-9) chỉ còn 136 bệnh nhân nội trú, trong đó có 26 ca của TPHCM, còn lại từ các tỉnh chuyển lên.

Tại BV Nhi đồng 2 và BV Bệnh Nhiệt đới TPHCM, số ca nhập viện do mắc tay chân miệng cũng hạ nhiệt. Bệnh viện Nhi đồng 2 còn 125 ca điều trị nội trú và phân nửa của các tỉnh chuyển về. BV Bệnh Nhiệt đới hồi sức cho 14 bệnh nhi mắc tay chân miệng trong ngày 9-9, trong khi hồi tháng 6 - 7 trung bình 25-30 ca/ngày.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Bích, Phó chủ tịch UBND quận 8 cho hay, ý thức phòng bệnh của người dân có chuyển biến đáng kể sau nhiều đợt ra quân tuyên truyền biện pháp phòng ngừa. Kiểm tra 82 điểm trường vừa qua cho thấy 52 điểm trường thực hiện tốt phòng chống dịch bệnh, 16 điểm trường thực hiện khá và 1 điểm trường chưa đạt.

Ông Lê Trường Giang, nguyên Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM nhận định bệnh dịch tay chân miệng ở TPHCM và khu vực phía Nam có xu hướng giảm. Tuy nhiên, bệnh dịch có thể bùng phát trong tháng 10 tới nên không thể chủ quan.

“Mỗi năm thường có 2 đỉnh bệnh dịch tay chân miệng vào các tháng 4 - 5 và 9 -10. Đợt dịch vừa qua đã lên cao nhưng đừng nghĩ rằng đợt dịch tới sẽ chìm xuống”. Ông Giang đề xuất phải lắp đặt vòi nước, xà phòng cho tất cả trường học mầm non, tiểu học và giáo dục để trẻ rửa tay.

Bà Trần Thị Kim Thanh, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết, các trường đã có kinh nghiệm phòng chống dịch bệnh và có đầy đủ thông tin dịch bệnh. Tuy nhiên, thống kê cho thấy gần 30% ca mắc tay chân miệng là trẻ đến trường. Phó bí thư thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Đua cho rằng, cần thay đổi hành vi phòng ngừa dịch bệnh của người dân và tập trung phòng dịch ở trường học và cộng đồng.

Hôm qua, ông Hứa Ngọc Thuận - Phó Chủ tịch UBND TPHCM yêu cầu các quận huyện tiếp tục ra quân phòng chống dịch bệnh, bởi mặc dù số ca giảm nhưng nguy cơ dịch bùng phát vẫn khó lường. Ông Thuận chỉ đạo Sở Y tế chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, thuốc men điều trị và hỗ trợ bệnh nhân các tỉnh chuyển về; tập huấn cho bệnh viện ở 24 quận huyện ứng phó với dịch.

* Thông tin từ Sở Y tế Đồng Nai cho biết, tính đến ngày 30-8, toàn tỉnh có 4.117 người mắc bệnh chân miệng, trong đó 19 ca tử vong.

* Cháu trai Đào Văn Bình 45 tháng tuổi ở xã Vĩnh Trung, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang tử vong hôm 8-9 sau 2 ngày bị bệnh tay chân miệng. Đây là người thứ hai ở Hậu Giang chết vì bệnh này.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG