Niêm phong vết thủng tàu cao tốc chở 42 người chìm

Tàu C3 đang neo đậu ở Cần Giờ để điều tra nguyên nhân.
Tàu C3 đang neo đậu ở Cần Giờ để điều tra nguyên nhân.
TPO - Sau khi trục vớt thành công con tàu chở 42 hành khách bị chìm ở Cần Giờ, TPHCM, lực lượng chức năng đã phát hiện lỗ thủng và xác định được nguyên nhân khiến con tàu này bị chìm.

Ngày 9/4, ông Trần Song Hải, Giám đốc công ty TNHH công nghệ xanh Greenlines DP cho biết, tàu Greenlines DP C3 bị chìm ở bến Tắc Suất, huyện Cần Giờ, TPHCM vào sáng 8/4 đã được lực lượng chức năng trục vớt thành công.

Sau khi con tàu được nổi lên, lực lượng chức năng phát hiện có vết thủng ở thân tàu nên đã niêm phong để điều tra. Ngoài ra, ông Hải cho biết, tàu C3 bị chìm là do gãy trục chân vịt khiến chân vịt bị rớt ra ngoài, nước theo đường ống bao trục chân vịt chảy vào khoang máy.

Niêm phong vết thủng tàu cao tốc chở 42 người chìm ảnh 1 Kính tàu bị vỡ nát do va đập lúc cố vào bến đậu.

Trước đó, lãnh đạo Sở GTVT TPHCM cũng có mặt tại hiện trường để kiểm tra công tác trục vớt con tàu bị chìm cũng như chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương điều tra tìm hiểu nguyên nhân.

Ông Trần Quang Lâm, PGĐ Sở GTVT TPHCM chỉ đạo các đơn vị trực thuộc sở này phải tăng cường kiểm tra kỹ thuật các loại tàu trước khi xuất bến để đảm bảo an toàn.

Niêm phong vết thủng tàu cao tốc chở 42 người chìm ảnh 2 Nước tràn vào khoang máy gây chìm tàu.

Như Tiền Phong đã đưa tin, khoảng 8h30 sáng 8/4, tàu C3 chở 42 hành khách từ Vũng Tàu về Cần Giờ, TPHCM. Khi còn cách bến Tắc Suất, huyện Cần Giờ, thì nhân viên tàu phát hiện nước tràn vào buồng máy. Thuyền trưởng cũng phát hiện không cài số lùi để cập bến được.

Thuyền trưởng cùng các nhân viên sau đó đã hướng dẫn hành khách lên bờ an toàn. Sau đó, nước tiếp tục tràn vào buồng máy khiến con tàu bị chìm dần. Lực lượng chức năng phải lặn xuống dưới, luồn dây phao vào bụng tàu để trục vớt.

MỚI - NÓNG
Ga Hà Nội sẽ thành ga đường sắt đô thị nội đô
Ga Hà Nội sẽ thành ga đường sắt đô thị nội đô
TPO - Sở GTVT Hà Nội vừa báo cáo thành phố việc rà soát và đưa ra định hướng xây dựng các dự án đường sắt đô thị, đường sắt quốc gia trên địa bàn. Theo đó, từ nay đến năm 2035, các tuyến đường sắt quốc gia sẽ di dời ra ga đầu mối Ngọc Hồi, ga Hà Nội sẽ trở thành ga đường sắt nội đô.