Nếu không được bổ sung đầy đủ vitamin C thì sức khỏe bà bầu sẽ ngay lập tức bị suy giảm do sức đề kháng cơ thể không đủ khả năng đề kháng các bệnh. Mặt khác, vitamin C còn có tác dụng hỗ trợ trong việc hấp thu chất sắt, ngăn ngừa và phòng tránh thiếu máu.
Để bổ sung vitamin C, các bà bầu nên ăn nhiều rau xanh, trái cây: ổi, ớt chuông, xoài, dâu…
Vitamin D
Đây là vitamin vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành và hoàn thiện khung xương của thai nhi cũng như củng cố hệ thống xương cho mẹ. Nếu thiếu vitamin D, trẻ sinh ra rất dễ gặp các bệnh lien quan đến xương khớp, tiêu biểu là còi xương.
Vitamin D có nhiều trong dầu cá, long đỏ trứng, cá biển,… mặt khác, chúng có nhiều trong ánh nắng mặt trời. Song, để hấp thụ nguồn vitamin này bằng ánh nắng mặt trời, bạn chỉ nên tắm nắng trước 9h sáng bởi sau đó, cường độ tia UV sẽ tăng cao và phá hủy da của bạn.
Vitamin A
Nếu bạn không muốn có nguy cơ sinh non hoặc sinh con thiếu cân thì hãy ngay lập tức bổ sung vitamin này cho cơ thể. Bà bầu có thể bổ sung vitamin A bằng cách ăn các thức ăn như thịt, cá, trứng, sữa hoặc bổ sung nhiều rau lá có màu xanh sẫm như rau ngót, rau dền, ngọn bí, súp lơ xanh, rau muống… Vitamin A cũng có rất nhiều trong các loại quả có màu vàng cam như đu đủ, hồng, mít, xoài, hoặc các loại củ quả như cà rốt, gấc, bí đỏ, khoai lang,…
Vitamin E
Đây là một chất chống oxy hóa làm giảm tỷ lệ sảy thai hoặc sinh non do trung hòa hoặc làm mất hiệu lực của gốc tự do trong cơ thể. Vitamin E có rất nhiều trong các thực phẩm nguồn gốc thiên nhiên có nhiều chất béo như: đậu tương, giá đỗ, vừng, lạc, mầm lúa mạch, hạt hướng dương, dầu ô-liu. Vì vậy chỉ cần ăn nhiều dầu thực vật hoặc các thức ăn có nhiều vitamin E hàng ngày là đủ.
Vitamin nhóm B
Bà bầu luôn phải chú ý đến vitamin B1 vì đây yếu tố cần thiết để chuyển hoá gluxit. Các loại hạt cần dự trữ vitamin B1 cho quá trình nảy mầm do đó ngũ cốc và các hạt họ đậu là những nguồn vitamin B1 tốt. Ăn gạo không xay xát quá kỹ, và ăn nhiều đậu đỗ là cách tốt nhất bổ sung đủ vitamin B1 cho thai phụ và chống được bệnh tê phù.
Không thể quên vitamin B2 vì nó tham gia quá trình tạo máu. Nếu thiếu vitamin B2 sẽ gây thiếu máu nhược sắc, gây tổn thương ở da, niêm mạc miệng, mũi, chậm lớn, dễ sảy thai... Cần bổ sung vitamin B2 trong thức ăn từ động vật, sữa, các loại rau, đậu...
Đặc biệt, hãy đảm bảo cung cấp đủ vitamin B9, nó rất cần thiết cho sự phát triển của bào thai, phòng tránh khuyết tật bẩm sinh nghiêm trọng cho thai nhi như dị tật ống thần kinh, giảm nguy cơ sảy thai, suy dinh dưỡng thai nhi,... Nguồn cung cấp vitamin B9 là rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt,...