Những thực phẩm 'đại kỵ' khi uống thuốc

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
TPO - Một số thực phẩm dùng chung với thuốc sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc bởi nó phá hủy kết cấu các thành phần của thuốc, thậm chí còn sinh ra các độc tố và tác dụng phụ. 

Cuối tháng 9/2018, Đại học Hertfordshire, Anh (UoH) kết thúc nghiên cứu, phát hiện thấy việc dùng thảo dược với thuốc theo toa có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, tăng lượng đường trong máu hoặc làm giảm hiệu quả của thuốc.

UoH phát hiện thấy, dùng chung thảo dược, thực phẩm dưỡng sinh có thể ảnh hưởng đến việc hấp thụ, phát sinh hiệu ứng bên trong tế bào, tác động xấu đến gan và giảm tác dụng chữa bệnh của thuốc.

Đặc biệt, nghiên cứu phát hiện thấy tương tác bất lợi của ba nhóm thuốc với rau xanh. Cụ thể, dùng Warfarin sẽ gây ức chế tác dụng của vitamin K, tạo ra hiện tượng protein cục đông máu trong gan. Thực phẩm có chứa vitamin K bao gồm súp lơ, bông cải xanh, rau chân vịt, rau mầm brussels, măng tây,xà lách và bơ. Đây là lý do, chuyên môn khuyến cáo mọi người không nên dùng thuốc chống đông máu Warfarin với các loại rau xanh nói trên.

Tiếp theo, không nên dùng paracetamol (acetaminophen) với Warfarin. Theo nghiên cứu, những người dùng paracetamol cao nhất (trên 9g/tuần) với warfarin có thể làm tăng nguy cơ bị đông máu gấp 10 lần, dẫn đến xuất huyết như đột quỵ chẳng hạn. Ngoài ra, một loại thảo dược truyền thống cũng không nêndùng chung với thuốc tránh thai.

Những thực phẩm 'đại kỵ' khi uống thuốc ảnh 1 Một số thực phẩm dùng chung với thuốc sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc bởi nó phá hủy kết cấu các thành phần của thuốc, thậm chí còn sinh ra các độc tố và tác dụng phụ. Ảnh minh hoạ: Internet
Theo Health Sina, uống thuốc cũng cần có những hiểu biết cơ bản. Một số thực phẩm dùng chung với thuốc sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc bởi nó phá hủy kết cấu các thành phần của thuốc, thậm chí còn sinh ra các độc tố và tác dụng phụ. Chẳng hạn như thuốc lợi tiểu không nên dùng chung với chuối, cam. Trong thời gian uống thuốc lợi tiểu, kali sẽ đọng lại trong máu. Nếu đồng thời ăn thực phẩm chứa nhiều kali như chuối, cam khiến kali đọng lại quá nhiều sẽ gây bệnh tim, huyết áp. 

Khi uống thuốc aspirin tuyệt đối không dùng thêm bia rượu hay sinh tố trái cây. Bia rượu uống vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành acetaldehyde thông qua quá trình ôxy hóa, sau đó tiếp tục chuyển hóa thành axit axetic. Aspirin lại cản trở quá trình chuyển hóa acetaldehyde thành axit axetic khiến acetaldehyde tích tụ trong cơ thể gây nóng trong người và cảm giác đau nhức toàn thân, tổn thương gan. Sinh tố trái cây làm tăng kích thích của aspirin lên dạ dày gây xuất huyết dạ dày. 

Không uống thuốc berberine với trà. Trà chứa 10% tannin, chất này khi vào trong cơ thể sẽ phân giải thành tannin axit. Axit này làm lắng đọng alkaloids có trong berberine, vì thế làm giảm hiệu quả của thuốc. Do vậy các chuyên gia khuyên không nên uống trà trong vòng 2 tiếng trước và sau khi uống berberine.

Những thực phẩm 'đại kỵ' khi uống thuốc ảnh 2 Kháng sinh kỵ sữa, sinh tố trái cây. Ảnh minh hoạ: Internet
Kháng sinh kỵ sữa, sinh tố trái cây. Trước và sau khi uống kháng sinh 2 tiếng không nên uống sữa hoặc sinh tố vì sữa làm giảm hoạt tính kháng sinh khiến thuốc không phát huy tác dụng tối đa, còn chất AHA có trong sinh tố (đặc biệt là sinh tố hoa quả tươi) đẩy nhanh tốc độ kháng sinh hòa tan, không những làm giảm hiệu quả thuốc mà còn có thể sinh ra những chất có hại gây ra tác dụng phụ. 

Uống thuốc có thành phần canxi kỵ rau chân vịt sống. Loại rau này chứa hàm lượng lớn potassium oxalate, sau khi ăn vào cơ thể sẽ điện giải thành ion oxalate làm lắng đọng canxi. Như thế không những gây trở ngại đến quá trình hấp thụ canxi của cơ thể mà còn khiến canxi oxalate kết tủa. Chuyên gia khuyên mọi người không nên ăn rau chân vịt trước và sau khi uống thuốc chứa canxi 2 tiếng, hoặc chỉ ăn rau chân vịt khi đã đun chín. 

Khi uống thuốc chống dị ứng không nên ăn các loại thực phẩm giàu histidine như pho mát, các chế phẩm từ thịt. Chất histidine khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành histamine, mà thuốc chống dị ứng có tác dụng ức chế histamine phân giải. Vì thế khiến histamine tích tụ trong cơ thể gây nên hiện tượng đau đầu, chóng mặt, tim đập nhanh. 

MỚI - NÓNG