Có những thói quen nhiều bà mẹ tưởng là bình thường song lại rình rập những mối nguy hiểm khôn lường, ảnh hưởng tới sức khỏe, sự phát triển của con.
Dưới đây là những điều thường mắc phải khi chăm sóc con mà các bậc cha mẹ cần phải hết sức lưu ý.
Lạm dụng thuốc trị biếng ăn cho con
Hầu như trẻ em nào cũng trải qua giai đoạn biếng ăn. Việc dùng thuốc để kích thích trẻ ăn lâu nay vẫn được nhiều phụ huynh sử dụng.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc cho con sử dụng thuốc trị biếng ănlâu dài sẽ gây tác hại vô cùng (táo bón, gây khô miệng, khó tiểu tiện và ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương)…. Khi ngưng thuốc trẻ sẽ biếng ăn trở lại.
Vì thế, để giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, các bác sĩ khuyên bậc phụ huynh nên kiên nhẫn tập cho trẻ ăn bằng cách tạo một tâm lý thoải mái và hứng thú khi ăn uống, chế biến các loại món ăn đa dạng phù hợp với thói quen, sở thích của trẻ…
Véo mũi cho mũi con… cao lên
Đây là sai lầm khá phổ biến của các bà mẹ. Việc làm này ảnh hưởng đến niêm mạc mũi của em bé, nơi chứa rất nhiều mạch máu. Nếu mũi bị chèn ép lâu ngày có thể làm hỏng niêm mạc và mạch máu, làm giảm khả năng bảo vệ của mũi khiến các vi khuẩn và virus dễ dàng xâm nhập đưởng thở, gây nên viêm mũi dị ứng cho bé.
Đây là sai lầm khá phổ biến của các bà mẹ. Việc làm này ảnh hưởng đến niêm mạc mũi của em bé, nơi chứa rất nhiều mạch máu. Nếu mũi bị chèn ép lâu ngày có thể làm hỏng niêm mạc và mạch máu, làm giảm khả năng bảo vệ của mũi khiến các vi khuẩn và virus dễ dàng xâm nhập đưởng thở, gây nên viêm mũi dị ứng cho bé.
Dùng tăm bông ngoáy tai cho con
Sau khi tắm xong, rất nhiều bà mẹ dùng tăm bông ngoáy tai cho con. Nếu làm việc này thường xuyên, theo các chuyên gia y tế, chúng ta đã vô tình đẩy mỗi lần một ít ráy tai vào sâu hơn và rất có thể sẽ làm trẻ bị đau, sưng tấy, ảnh hưởng đến thính lực của con.
Ráy tai nằm bên ngoài lấy không đau nhưng ráy tai nằm sâu bên trong lấy rất đau. Khi tự chúng ta ngoáy tai cho bản thân, nếu đau là chúng ta dừng, nhưng nếu chúng ta ngoáy tai cho con, chúng ta không biết điểm dừng, vì vậy dễ gây chấn thương ống tai hoặc chấn thương màng nhĩ trẻ.
Ngoài ra, việc lấy ráy tai mỗi ngày bằng tăm bông sẽ làm rụng lông tai, dẫn đến làm hư chức năng tống chất bẩn ra ngoài cửa ống tai, từ đó trẻ hay bị viêm ống tai ngoài và hay có ráy tai hơn.
Vừa bế con vừa… rung lắc bần bật
Nhiều ông bố, bà mẹ thể hiện tình yêu thương con bằng việc bế ẵm, cưng nựng rồi rung lắc, thậm chí nhiều người còn có “chiêu” tung con lên không trung rồi hứng, xoay…
Việc làm này vô cùng nguy hiểm đối với trẻ nhỏ đặc biệt là những bé dưới 10 tháng tuổi. Thời điểm này, cổ của bé còn rất yếu, não của bé mềm và chưa cố định. Khi bạn rung lắc, phần não của bé sẽ bị chấn động, va chạm vào hộp sọ, các mạch máu nhỏ bị rách, chảy máu và gây tổn thương nghiêm trọng trong não.
Điều này vô tình gây tổn thương não – những tổn thương có thể là vĩnh viễn cho con. Vì triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với một số tình trạng khác như nhiễm siêu vi, rối loạn tiêu hóa… nên khó phát hiện, nhất là những trường hợp nhẹ.
Cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước lọc
Lâu nay, các bà các mẹ vẫn hay thường có thói quen cho trẻ sơ sinh uống nước lọc tráng miệng và sạch lưỡi. Vì quan niệm nước lọc lành, lại giúp bé đỡ táo bón nên một số chị em cho con uống “vô tội vạ” mà không hề biết rằng, trẻ sơ sinh uống nước lọc sẽ để lại rất nhiều hệ lụy.
Theo các chuyên gia, tốt nhất là không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước. Ở giai đoạn này, sữa mẹ và sữa bột là nguồn dưỡng chất cần thiết nhất cho trẻ. Mẹ nên cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, sau đó bắt đầu ăn bổ sung và tiếp tục cho bú mẹ đến ít nhất 24 tháng tuổi.
Sau 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho con uống thêm nước trắng, nhưng chỉ với số lượng khoảng 59 – 118ml mỗi ngày. Sau 12 tháng, có thể cho bé uống hỗn hợp đồ uống ít đường trong chế độ ăn của trẻ cùng với nước bao gồm trái cây tươi và hoa quả.
Nếu các mẹ không lưu ý mà vẫn cho trẻ uống quá nhiều nước lọc trong giai đoạn này có thể khiến trẻ còi xương, chậm lớn; nhiễm độc nước, gây co giật, thậm chí hôn mê…
Vừa cho con ăn vừa uống nước
Nhiều cha mẹ có thói quen cho bé ăn một thìa cháo một thìa nước để con ăn cho nhanh, tránh tình trạng ngậm thức ăn trong miệng.
Mẹ không nên cho trẻ vừa ăn vừa uống nước. Điều này sẽ khiến con không thiết lập được phản xạ nuốt.
Thói quen này vô hình chung sẽ hình thành thói quen quán tính cho trẻ là cứ cần có nước mới nuốt trôi được thức ăn, không thiết lập được phản xạ nhai nuốt. Ngoài ra, thức ăn nguyên miếng chưa được nhai nghiền đã trôi tuột theo nước xuống dạ dày sẽ gây quá tải cho hệ tiêu hóa còn non nớt của bé.
Mớm cho con ăn
Thói quen này được nhiều bậc phụ huynh, ông bà bé nghĩ sẽ giúp bé có hệ tiêu hóa tốt, tuy nhiên mớm cơm lại vô cùng có hại cho sự phát triển của con.
Các bác sĩ Nhi khẳng định việc nhai cơm bón cho trẻ là việc làm hoàn toàn không nên, điều này ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa của bé, dễ khiến trẻ lây viêm dạ dày nếu người lớn mắc vi khuẩn gây bệnh thậm chí có về lâu về dài sẽ bị biến chứng thành ung thư dạ dày.
Vì vậy, kể cả người nhai cơm cho bé có giữ vệ sinh răng miệng tới đâu, cẩn thận tới mức nào thì vẫn khó có thể “cản” được những vi khuẩn có hại truyền sang bé.
Ngửa đầu về phía sau khi bị chảy máu cam
Thông thường khi bị chảy máu cam, kể cả người lớn và trẻ nhỏ hay có thói quen là bóp mũi và ngửa đầu về phía sau để ngăn máu chảy ra ngoài. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo không nên làm như vậy, vì ngả đầu về phía sau có khả năng bạn nuốt máu vào bụng, gây nôn ói.
Do đó, cách trị chảy máu cam chuẩn là thay vì ngửa cổ ra sau, việc mẹ nên cho bé ngồi xuống, kẹp mũi và nghiêng người về phía trước. Lý do là bởi nghiêng về phía trước sẽ làm máu không thể chảy ngược vào cổ họng, ngồi xuống để tránh tình trạng hoạt động nhiều làm máu cam trong mao mạch mũi chảy ra nhiều hơn. Mẹ cũng có thể dùng bông gạc cầm máu và làm liền sẹo để dịt vào nơi chảy máu cho bé hoặc dùng một cục nước đá đặt vào gốc mũi cũng có tác dụng làm cho máu ngừng chảy.
Khi con bị chảy máu cam, phụ huynh không nên cho con ngửa đầu về phía sau mà nên cho bé ngồi xuống, kẹp mũi và nghiêng về phía trước.
Pha trò trong khi cho con ăn
Những lúc bé không chịu ăn, quấy khóc, dỗ dành bằng việc trêu đùa, pha trò khiến con cười là cách nhiều bậc phụ huynh áp dụng. Thế nhưng họ không biết rằng vừa ăn vừa cười sẽ khiến thức ăn rơi vào khí quản, gây ho.
Trong một số trường hợp không may, thức ăn sẽ bịt kín khí quản hoặc một nhánh của khí quản, khiến việc hô hấp của bé gặp nguy hiểm tới tính mạng, gây sặc hoặc tắc nghẽn đường thở.