Những nguy cơ từ viêm khớp dạng thấp

Nhiều người còn chủ quan với viêm khớp dạng thấp
Nhiều người còn chủ quan với viêm khớp dạng thấp
TP - Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là bệnh khớp mạn tính thường gặp nhất trong số các bệnh khớp viêm.

> Những loại ung thư liên quan đến viêm khớp

Tuy không gây tử vong, nhưng VKDT gây mất chức năng vận động của khớp, khiến bệnh nhân nhanh chóng trở nên tàn phế với rất nhiều biến chứng, và ảnh hưởng đến tuổi thọ của bệnh nhân.

Nhiều người còn chủ quan với viêm khớp dạng thấp
Nhiều người còn chủ quan với viêm khớp dạng thấp.

Nhiều hệ lụy

VKDT được coi là bệnh tự miễn với nhiều yếu tố ảnh hưởng như môi trường, yếu tố cơ địa, di truyền, hoặc yếu tố hormon. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhiều ở tuổi từ 30-50 tuổi.

Biểu hiện đặc trưng là hiện tượng viêm các khớp ngoại biên, cụ thể là viêm màng hoạt dịch, dẫn đến hiện tượng hủy khớp, dính khớp. Các khớp tổn thương thường là các khớp ở bàn tay, bàn chân, khớp khuỷu, khớp gối, khớp cổ chân..., cả hai bên.

Tình trạng viêm khớp diễn biến kéo dài, có những đợt tiến triển cấp tính và có xu hướng tăng dần. Tuy nhiên, do chưa nhận thức đúng về bệnh, khi thấy đau khớp, người bệnh thường coi đó chỉ là các hiện tượng nhức mỏi khớp thông thường, do thời tiết, do lao động nặng... mà không đi khám để được phát hiện bệnh kịp thời.

Chính điều này làm cho cơ hội có thể can thiệp điều trị nhằm bảo toàn chức năng vận động của khớp bị bỏ qua, khiến cho tình trạng bệnh ngày càng xấu đi, đến khi khớp đã bị hủy hoại nặng, dính khớp thì dù có được điều trị tích cực cũng khó lòng phục hồi chức năng vận động của khớp.

Ngoài ra trong bệnh VKDT còn có các biểu hiện toàn thân (gầy sút, mệt mỏi, thiếu máu) cũng như biểu hiện về tim mạch và nhiều cơ quan khác.

Việc điều trị thuốc không đúng, đặc biệt là lạm dụng các thuốc điều trị triệu chứng như các chế phẩm có corticoid, khiến cho bệnh nhân có thể có rất nhiều tai biến (tổn thương dạ dày, tá tràng, tăng huyết áp, đái tháo đường, loãng xương, nhiễm khuẩn, suy thượng thận...), khiến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân giảm sút, tuổi thọ trung bình giảm nhiều so với người không mắc bệnh VKDT.

Khắc phục bằng điều trị sinh học

Ngày nay, mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực và áp dụng nhiều thành tựu y học, VKDT vẫn là bệnh chưa thể điều trị khỏi hoàn toàn. Mục đích cao nhất của điều trị VKDT là đạt được sự lui bệnh lâm sàng, giảm đau, giảm các triệu chứng khó chịu, cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

Trước đây các loại thuốc như Diclofenac, Ibuprofen, Meloxicam... hay corticoid là những loại thuốc chính được sử dụng để giảm đau và viêm tức thì giúp bệnh nhân cảm thấy giảm bệnh. Tuy nhiên, hai nhóm này thực tế không thật sự đẩy lui bệnh hoàn toàn, các tổn thương khớp vẫn tiếp tục phát triển, bệnh vẫn tiến triển và dần dần trở nên tàn phế, cứ ngừng thuốc là khớp lại sưng đau.

Ngoài ra, thuốc tạo tác dụng phụ như: Viêm loét dạ dày, tá tràng, chảy máu dạ dày - ruột, thủng dạ dày - ruột, các tác dụng phụ lên hệ tim mạch, thận gan… Với những trường hợp nặng, khi khớp mất chức năng, có thể phẫu thuật thay khớp nhân tạo.

Tuy nhiên, phẫu thuật không làm thay đổi diễn tiến bệnh, đặc biệt là VKDT có tổn thương rất nhiều khớp. Tuy nhiên, các thuốc điều trị sinh học đã tạo ra cuộc cách mạng trong việc điều trị VKDT nhờ vào hiệu quả cao, tác dụng nhanh, và dung nạp tốt hơn.

Đây là cách duy nhất để tránh tổn thương khớp không hồi phục, cải thiện triệu chứng, hạn chế tàn phế và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Các thuốc này nói chung khá an toàn nếu được theo dõi, quản lý tốt. Trong mọi trường hợp người bệnh cần tuân thủ điều trị, tái khám đều đặn và kết hợp chặt chẽ với thầy thuốc.

Nhiều người còn chủ quan với viêm khớp dạng thấp

Một số nghiên cứu cho thấy, sau 5 năm bị bệnh, chỉ 40% số bệnh nhân còn chức năng khớp bình thường, 16% bị mất chức năng nghiêm trọng, tỷ lệ mất khả năng làm việc gặp ở 40 - 60% số bệnh nhân VKDT khi mắc bệnh trên 10 năm, đời sống của những bệnh nhân VKDT nặng thường bị rút ngắn khoảng 7 năm đối với người bệnh là nam giới và 4 năm đối với bệnh nhân nữ so với tuổi thọ trung bình của dân chúng.

PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Ngọc Lan
(Trưởng khoa Cơ Xương Khớp,BV Bạch Mai)

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
TPO - Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet chia sẻ về những dấu ấn ngoại giao giữa hai nước trong năm 2024, những lĩnh vực hợp tác tiềm năng, những cảm nhận của cá nhân ông về văn hóa Việt Nam. Ông bày tỏ sự ấn tượng khi thấy nhiều người Việt Nam có thể vận chuyển những cây đào, cây quất rất to bằng xe máy mỗi dịp Tết cổ truyền về.