Những ngành học 'hot'

Những ngành học 'hot'
TPO - Kỳ tuyển sinh năm ngoái, điểm trúng tuyển của ngành Kinh tế đối ngoại chót vót, 26 điểm; Tài chính - ngân hàng được coi là “phù thủy đồng vàng”; học ngành Dược nhanh giàu... “hút” được nhiều thí sinh bởi chính đặc trưng nghề nghiệp và cơ hội việc làm của những ngày này.

Mấy năm trở lại đây, nhiều trường đại học (ĐH) không phải khối trường kinh tế cũng ồ ạt mở và đào tạo ngành kế toán. Điểm chuẩn năm 2010 ngành kế toán giữa các trường lệch nhau cả 10 điểm. Các trường uy tín thì trên 23 điểm, trường thấp chỉ bằng điểm sàn của Bộ GD&ĐT.

Kế toán là bộ phận không thể thiếu ở tất cả các đơn vị tổ chức. Năm 2010, nước ta sẽ có khoảng 500.000 doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp cần từ 3-5 kế toán viên…Chỉ tiêu năm 2010 của ngành Kế toán của các trường dao động từ 50-500 chỉ tiêu. Xem chi tiết tại đây

Quản trị kinh doanh là ngành khá "hot" trong nhóm ngành kinh tế. Năm 2010, điểm chuẩn của các trường chênh lệch khá lớn: các trường lớn lấy 23 điểm trở lên, trong khi những trường mới đào tạo chỉ bằng điểm sàn.

Sinh viên Quản trị kinh doanh của một số trường đại học đạt trình độ quốc tế ra trường làm: Giám đốc điều hành, giám đốc bộ phận; Trưởng bộ phận hoặc chuyên viên về hoạch định kế hoạch quản trị chiến lược, phát triển thị trường, quản trị dự án, quản trị nhân sự, giám sát sản xuất, marketing - PT - Event, và quản trị kênh phân phối của doanh nghiệp. Xem chi tiết tại đây

Ngành Tài chính - ngân hàng mấy năm trở lại đây, số lượng thí sinh dự tuyển đông, điểm trúng tuyển cao chót vót, lên tới 24 - 26 điểm. Chỉ tiêu đào tạo ngành này của các trường thường từ 50 sinh viên trở lên.

Ngành tài chính ngân - hàng trong nhu cầu khát nhân lực,  trở thành mũi nhọn của nhiều trường. Điểm đầu vào ở các trường đều ở top cao. Xem chi tiết tại đây

Ngành “hot” nhất trong nhiều năm qua kinh tế đối ngoại. Đây là một trong những ngành có điểm trúng tuyển cao nhất. Năm 2010, điểm chuẩn của ngành cao nhất lên tới 26 điểm, trường thấp cũng 22,5 điểm.

Sinh viên sau khi ra trường có thể trở thành cán bộ hoạch định chính sách hoặc cán bộ làm việc tại bộ phận Kinh tế Đối ngoại và hợp tác quốc tế của các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương (các Bộ, Ban, Ngành, Sở…). Trong năm 2010, nhiều trường lấy hơn 100 chỉ tiêu cho ngành này. Xem chi tiết tại đây

Kinh tế phát triển là ngành có tuổi đời khá trẻ, được đưa vào giảng dạy trong các trường đại học khối kinh tế từ năm học 1993 - 1994. Điểm chuẩn của ngành này thường khá cao, từ 22 - 24 điểm.

Sau khi tốt nghiệp cử nhân Kinh tế Phát triển, người học có thể làm việc với tư cách là một chuyên gia Kinh tế Phát triển và nhà quản lý phát triển. Năn 2010, trường ĐH Kinh tế (ĐH Quốc Gia Hà Nội) lấy 60 chỉ tiêu ngành này và các trường khác chỉ tiêu cũng trên dưới 100. Xem chi tiết tại đây

Trong vài năm qua, ngành kinh tế chính trị được nhiều thí sinh quan tâm. Điểm chuẩn của ngành này năm 2010 dao động từ 13-21 điểm, tùy vào từng trường.

Sau khi tốt nghiệp, các cử nhân Kinh tế chính trị có thể làm việc trong các cơ quan nghiên cứu kinh tế; các cơ quan hoạch định chính sách kinh tế của Việt Nam hoặc nước ngoài; làm giảng viên trong các trường đại học và cao đẳng hoặc làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.

ĐH Kinh tế (ĐH QGHN) đều 21 điểm; ĐH Kinh tế Huế: 13 điểm (khối A, D1,2,3,4); Học viện Báo chí & Tuyên truyền khối C:19,5 điểm, khối D1: 17,5 điểm. Năm 2010, mỗi trường lấy 50 chỉ tiêu trở lên. Xem chi tiết tại đây

Công nghệ hạt nhân là ngành trọng điểm, tiềm năng trong tương lai nhưng hiện nay cả nước mới chỉ có một số trường đại học đào tạo. Điểm trúng tuyển ngành này của kỳ tuyển sinh đại học, cao đẳng năm ngoái khoảng 16 - 17 điểm.

Mỗi khóa đào tạo, các trường chỉ tuyển khoảng 30 - 40 chỉ tiêu. Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này chủ yếu ở lại trường làm giảng viên và tham gia nghiên cứu ở các Viện nghiên cứu. Xem chi tiết về ngành công nghệ hạt nhân tại đây.

Những năm gần đây, ngành Công nghệ thông tin “dễ thở” hơn với thí sinh vì nhiều trường đào tạo ngành này và điểm chuẩn cũng dao động lớn, từ 13 - 23 điểm. Nhiều sinh viên học ngành này, ra trường tìm được ngay việc làm.

Cử nhân công nghệ thông tin là kỹ sư tin học trong các Trung tâm Công nghệ thông tin, Trung tâm phần mềm… Xem chi tiết ngành này tại đây

Trong khi đó, ngành Luật kinh doanh thu hút rất nhiều thí sinh dự thi. Trong năm 2010, ngành Luật kinh doanh điểm chuẩn khá cao (từ 18 - 21 điểm) tùy vào từng trường và tùy khối thi.

Sinh viên ngành Luật sau khi ra trường có thể làm việc tại các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong nước cũng như nước ngoài; Các văn phòng tư vấn pháp luật, công ty luật trong nước và quốc tế. Xem chi tiết tại đây

Với lợi thế sử dụng tiếng Anh trong các lĩnh vực và các loại hình doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh hoặc các cơ quan hành chính trong và ngoài nước có sử dụng tiếng Anh, ngành tiếng Anh thương mại thực sự “hot”.

Một số trường đào tạo Tiếng Anh Thương mại gồm Đại học Thương mại, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Ngoại thương, Đại học Tài chính Marketing TPHCM, Đại học Ngân hàng TPHCM... Năm 2010, điểm trúng tuyển ngành học này dao động từ 17 - 29 điểm. Xem chi tiết tại đây

Theo Viết
MỚI - NÓNG