Nếu nấu canh mặn quá: Cho vào lát khoai tây tươi là xong. Khoai tây có thể hấp thụ muối có trong thức ăn mà lại không làm hỏng hương vị của món ăn.
Cách làm rất đơn giản, có thể gọt sạch vỏ thái lát rồi thả vào nồi canh khoảng 1 phút rồi vớt ra.
Lưu ý không được thái quá mỏng nếu không khoai sẽ nát không có tác dụng.
Ngoài ra có thể thả vào nồi canh hai lòng đỏ trứng đã chín hoặc cả quả trứng cũng có thể hút bớt được muối dư thừa.
Nếu món ăn quá nhiều dầu mỡ, dùng vài miếng rong biển khô nướng lên cho giòn rồi cho vào canh rồi vớt ra.
Ngoài ra, có thể cho mộc nhĩ, cà tím, củ cải hoặc bí đao cũng có tác dụng tương tự như rong biển.
Nếu món canh quá chua có thể cho vào một thìa rượu trắng. Vì thành phần chủ yếu của vị chua chính là axit axetic, trong khi thành phần chính của rượu là ethanol.
Khi axit axetic và ethanol phản ứng sẽ tạo ra ethyl acetate có vị ngọt, ăn sẽ không còn cảm giác quá chua. Tuy nhiên không nên cho nhiều nếu không sẽ hỏng vị của món ăn.
Khi món ăn quá cay: Để giảm độ cay cách nhanh nhất nên cho vào một chút giấm. Chất capsaicin tạo nên vị cay có tính kiềm, sẽ bị axit trong giấm trung hòa.
Ngoài ra, chất capsaicin có thể hòa tan trong dầu ăn, vì thế khi xào nấu có thể dùng dầu thật nóng xào ớt trước, ớt sẽ bớt cay.
Khi hấp bánh bao hoặc một số bánh nếu hấp quá lâu sẽ bị ngả màu vàng, vì thế nên cho khoảng 150-200 giấm trắng vào nước hấp chỉ cần hấp trong vòng 10 phút bánh sẽ trắng mà không có vị chua