Honey Birdette là thương hiệu nội y nhiều lần gây tranh cãi vì các quảng cáo gợi cảm quá mức. Trong chiến dịch quảng cáo hồi tháng 8/2018, hãng này lại khiến dư luận “dậy sóng” với tấm poster nhạy cảm đặt giữa trung tâm thương mại đông đúc. Cụ thể, tấm poster chụp một người mẫu mặc bộ đồ lót màu trắng mỏng đến mức lộ cả “nhũ hoa” và vòng ba.
Tấm poster gây tranh cãi được thương hiệu giày Puma sử dụng trong một chiến dịch quảng cáo. Thay vì tập trung vào đôi giày, khán giả phải “đỏ mặt” vì bức ảnh quá gây liên tưởng.
Năm 2016, hãng nội y Calvin Klein phải hứng chịu không ít chỉ trích về poster quảng cáo cho bộ sưu tập thu đông. Trong ảnh, nữ diễn viên Klara Kristen được chụp hình bằng máy ảnh với góc máy hướng thẳng lên bộ phận nhạy cảm. Sau này áp lực dư luận quá lớn, buộc hãng phải gỡ tấm hình quảng cáo này.
Siêu mẫu người Brazil Ipanema Gisele Bundchen không ngại “cởi” trong poster quảng cáo cho dòng sandal mang tên cô.
Chiến dịch quảng cáo “Thời trang Junkie” của Sisley ra mắt năm 2007 đã sử dụng hình ảnh hai nữ người mẫu nằm bên chiếc áo thun có quai mỏng. Tuy nhiên, nhìn vào có thể thấy, bức ảnh giống như chụp hai con nghiện đang hít cocaine hơn quảng cáo thời trang.
American Apparel thường xuyên bị chỉ trích vì những quảng cáo của họ, nhưng đáng kể nhất phải kể đến chiến dịch giới thiệu sản phẩm tất ống vào năm 2005. Tấm poster chụp diễn viên phim cấp 3 Lauren Phoenix giấu đi phần cơ thể gần như khỏa thân bằng đôi tất ống màu trắng. Không chỉ vậy, poster này còn đính kèm cả những bức ảnh thể hiện biểu cảm gương mặt “hưng phấn” của người mẫu.
Năm 2011, Marc Jacobs cho ra mắt một quảng cáo nước hoa với hình ảnh nữ diễn viên tuổi teen Dakota Fanning (khi đó mới 17 tuổi) kẹp lọ nước hoa to ở giữa đùi. Quảng cáo này bị cơ quan chức năng "tuýt còi" vì quá dung tục với trẻ em.
Năm 2007, khi lần đầu tung ra thị trường loại nước hoa dành cho nam giới, hãng Tom Ford đã thực hiện bộ ảnh có thông điệp về sự khiêu khích từ mùi hương trên cơ thể. Đó là hình ảnh chai nước hoa nằm giữa ngực của người phụ nữ hoặc dùng để che chắn vùng kín. Chiến dịch này Tom Ford bị người dùng chỉ trích không khác gì quảng cáo bán dâm.
Trong chiến dịch quảng cáo cho BST Xuân - Hè 2007, nhà mốt Dolce & Gabbana bị chỉ trích vì xúc phạm đến nhân phẩm phụ nữ, khuyến khích hiếp dâm tập thể. Theo đó, hãng sử dụng hình ảnh cô gái bị khống chế bởi người đàn ông cởi trần, những người còn lại đứng nhìn với ánh mắt chăm chú. Quảng cáo này bị cấm ở Italy và Tây Ban Nha.
Vào năm 2003, nhà thiết kế Tom Ford tiến hành chiến dịch quảng cáo mang chủ đề “sex” để cứu Gucci thoát khỏi bờ vực sụp đổ. Hãng đã phát hành poster quảng cáo với chữ G (viết tắt của Gucci) ngay phần nhạy cảm của mẫu nữ. Poster này bị lên án hạ thấp giá trị phụ nữ, phản cảm.
Mùa thu năm 2017, Jacquemus tung poster quảng cáo cho bộ sưu tập thời trang mới. Tuy nhiên, hình ảnh mà thương hiệu Pháp dùng lại về một cặp đôi khỏa thân ôm nhau trên bờ biển dưới một chiếc dù, không có bất kỳ sản phẩm thời trang nào. Nhiều người thắc mắc không rõ thông điệp mà chiến dịch PR muốn truyền tải là gì, ngoài việc mô tả tư thế quan hệ tình dục giữa nam và nữ?
Dù là thương hiệu về các bộ Âu phục sang trọng, lịch lãm, Suit Supply lại thường xuyên sử dụng hình ảnh “thiếu vải”, dung tục trong chiến dịch quảng cáo sản phẩm mới. Vào năm 2014, hãng tung bộ ảnh người đàn ông diện suit bảnh bao được nhiều phụ nữ để trực trần vây quanh. Thời điểm đó, khách hàng đã kêu gọi tẩy chay đội ngũ PR của Suit Supply vì bôi xấu hình ảnh hãng.