Những khoảnh khắc đau thương giúp bạn trân trọng hơn cuộc sống

Những khoảnh khắc đau thương giúp bạn trân trọng hơn cuộc sống
Những bức ảnh khiến người xem lặng người suy nghĩ: Hãy sống đến tận cùng, vì đâu ai biết ngày mai sẽ ra sao.

Những bức ảnh được ghi lại trong những sự kiện như vụ khủng bố giải marathon ở Boston hồi tháng 4, hay lễ tưởng niệm ngày 11/9 tại Mỹ... có sức ám ảnh nặng trĩu, nhắc nhở mọi người không bao giờ lãng quên những thời khắc đau buồn đó.

Nhưng hơn cả, theo đông đảo người xem, đây là những lát cắt u tối của cuộc sống, giúp người ta nhận thấy rằng: cuộc sống có thể thay đổi từ tươi sáng sang ảm đạm bất cứ lúc nào.

"Và vì thế, hãy sống từng ngày như thể đó là ngày cuối cùng của đời bạn, hãy cho những người bạn yêu thương biết được tình cảm của mình, hãy là một người có thể nói với những người xung quanh rằng thế giới đang tốt đẹp dần lên nhờ vào sự tồn tại của bạn và mọi người", trang Viral Nova chia sẻ về những bức ảnh giúp người xem biết quý trọng cuộc sống hơn.

Bức ảnh ghi lại gương mặt đau xót đến cùng cực của một cô gái tên Carlee khi nghe qua điện thoại tin chị gái mình, một giáo viên đã thiệt mạng trong vụ thảm sát tại trường tiểu học Sandy Hook, quận Fairfield, bang California Mỹ ngày 14/12/2012. Chị gái của Carlee đã qua đời khi cố gắng bảo vệ những học sinh của mình thoát khỏi làn đạn của tên sát thủ. Bức ảnh sau đó đã được chia sẻ trên toàn thế giới như một bằng chứng về sự thảm khốc của vụ án và nỗi đau xót của người thân nạn nhân. “Mỗi khi xem lại bức ảnh, tôi như sống lại thời khắc đó. Quá đau đớn”, Carlee chia sẻ
Bức ảnh ghi lại gương mặt đau xót đến cùng cực của một cô gái tên Carlee khi nghe qua điện thoại tin chị gái mình, một giáo viên đã thiệt mạng trong vụ thảm sát tại trường tiểu học Sandy Hook, quận Fairfield, bang California Mỹ ngày 14/12/2012. Chị gái của Carlee đã qua đời khi cố gắng bảo vệ những học sinh của mình thoát khỏi làn đạn của tên sát thủ. Bức ảnh sau đó đã được chia sẻ trên toàn thế giới như một bằng chứng về sự thảm khốc của vụ án và nỗi đau xót của người thân nạn nhân. “Mỗi khi xem lại bức ảnh, tôi như sống lại thời khắc đó. Quá đau đớn”, Carlee chia sẻ.
Được chụp vào năm 2007, tấm hình ghi lại gương mặt của cậu bé 8 tuổi Christian khi nhận lá cờ từ tay đồng đội của bố, người lính thủy quân Mỹ thiệt mạng trong trận chiến tại Iraq. Khoảnh khắc nén sự xót xa trong lễ tang người bố của Christian đã trở thành bức ảnh mang tính biểu tượng mạnh mẽ về nỗi đau của những gia đình có người thân ra trận và không trở về. “Bố cháu là một người anh hùng. Ông đã giúp đất nước này”, Christian kể về người bố khi được phỏng vấn
Được chụp vào năm 2007, tấm hình ghi lại gương mặt của cậu bé 8 tuổi Christian khi nhận lá cờ từ tay đồng đội của bố, người lính thủy quân Mỹ thiệt mạng trong trận chiến tại Iraq. Khoảnh khắc nén sự xót xa trong lễ tang người bố của Christian đã trở thành bức ảnh mang tính biểu tượng mạnh mẽ về nỗi đau của những gia đình có người thân ra trận và không trở về. “Bố cháu là một người anh hùng. Ông đã giúp đất nước này”, Christian kể về người bố khi được phỏng vấn.
Trong suốt 6 năm, cứ mỗi tối vào lúc 6 giờ, một chú chó tên Capitan ở Đức lại nằm lên ngôi mộ của người chủ mình trước đây. Người chủ chú chó này tên Miguel Guzman, mất năm 2006. Chú chó Capitan biến mất trong suốt lễ tang của chủ. Vài tuần sau, người thân của Miguel đến nghĩa trang viếng mộ và kinh ngạc khi thấy chú chó nằm kế bên ngôi mộ người chủ. Quản lý nghĩa trang cho biết, mỗi tối, lại thấy Capitan đến nằm cạnh ngôi mộ, đến sáng mới chịu rời khỏi
Trong suốt 6 năm, cứ mỗi tối vào lúc 6 giờ, một chú chó tên Capitan ở Đức lại nằm lên ngôi mộ của người chủ mình trước đây. Người chủ chú chó này tên Miguel Guzman, mất năm 2006. Chú chó Capitan biến mất trong suốt lễ tang của chủ. Vài tuần sau, người thân của Miguel đến nghĩa trang viếng mộ và kinh ngạc khi thấy chú chó nằm kế bên ngôi mộ người chủ. Quản lý nghĩa trang cho biết, mỗi tối, lại thấy Capitan đến nằm cạnh ngôi mộ, đến sáng mới chịu rời khỏi.
Một người bố thân hình đầy thương tích vội vã ẵm đứa con gái, cùng vợ và đứa con còn lạic hạy ra khỏi đống hoang tàn, sau khi toàn bộ khu vực nơi họ sống đã bị tàn phá bởi cơn lốc kinh hoàng tại thành phố Moore, tiểu bang Oklahama, Mỹ giữa tháng 5, khiến hàng trăm người chết và hàng ngàn ngôi nhà sụp đổ hoàn toàn
Một người bố thân hình đầy thương tích vội vã ẵm đứa con gái, cùng vợ và đứa con còn lạic hạy ra khỏi đống hoang tàn, sau khi toàn bộ khu vực nơi họ sống đã bị tàn phá bởi cơn lốc kinh hoàng tại thành phố Moore, tiểu bang Oklahama, Mỹ giữa tháng 5, khiến hàng trăm người chết và hàng ngàn ngôi nhà sụp đổ hoàn toàn.
Một năm sau cái chết của anh trai, Lesleigh Coyer, 26 tuổi vẫn còn bị suy sụp. Người anh của Lesleigh, Ryan, đã qua đời năm 2012 khi dùng thuốc trợ tim để trị các di chứng sau cuộc chiến tranh ở Afghanistan mà anh từng tham gia. Với Lesleigh, người anh trai cũng chính là người bạn thân nhất với chị. “Anh ấy là một người anh tuyệt vời, và tôi tự hào được làm em gái của anh”, Lesleigh chia sẻ
Một năm sau cái chết của anh trai, Lesleigh Coyer, 26 tuổi vẫn còn bị suy sụp. Người anh của Lesleigh, Ryan, đã qua đời năm 2012 khi dùng thuốc trợ tim để trị các di chứng sau cuộc chiến tranh ở Afghanistan mà anh từng tham gia. Với Lesleigh, người anh trai cũng chính là người bạn thân nhất với chị. “Anh ấy là một người anh tuyệt vời, và tôi tự hào được làm em gái của anh”, Lesleigh chia sẻ.
Emma MacDonald, 21 tuổi khóc nức nở trong buổi lễ cầu nguyện cho các nạn nhân của vụ khủng bố tại giải đua marathon ở thành phố Boston, Mỹ tháng 4 vừa qua. 2 vụ nổ lớn đã xảy ra tại cuộc đua marathon ở Boston, làm ít nhất 3 người thiệt mạng và hơn 140 người khác bị thương. Vụ việc đã biến một trong những sự kiện thể thao quốc tế lớn nhất năm tại Mỹ thành khung cảnh tang thương
Emma MacDonald, 21 tuổi khóc nức nở trong buổi lễ cầu nguyện cho các nạn nhân của vụ khủng bố tại giải đua marathon ở thành phố Boston, Mỹ tháng 4 vừa qua. 2 vụ nổ lớn đã xảy ra tại cuộc đua marathon ở Boston, làm ít nhất 3 người thiệt mạng và hơn 140 người khác bị thương. Vụ việc đã biến một trong những sự kiện thể thao quốc tế lớn nhất năm tại Mỹ thành khung cảnh tang thương.
Bức ảnh đoạt giải ảnh báo chí Pulitzer ghi lại cảnh tượng John Filo, 14 tuổi đang quỳ gối bên xác người bạn, Jeffrey Miller sau khi người này bị bắn bởi Đoàn vệ binh quốc gia Ohio. Vụ thảm sát Đại học tiểu bang Ken State ngày 4/5/1970 khiến 4 sinh viên thiệt mạng, chín người khác bị thương khi biểu tình chống chiến tranh. Cả nước Mỹ đã bàng hoàng trước sự kiện này, dẫn đến hàng trăm trường đại học, cao đẳng, và trung học khắp nước đóng cửa vì 4 triệu sinh viên và học sinh tiến hành bãi khóa
Bức ảnh đoạt giải ảnh báo chí Pulitzer ghi lại cảnh tượng John Filo, 14 tuổi đang quỳ gối bên xác người bạn, Jeffrey Miller sau khi người này bị bắn bởi Đoàn vệ binh quốc gia Ohio. Vụ thảm sát Đại học tiểu bang Ken State ngày 4/5/1970 khiến 4 sinh viên thiệt mạng, chín người khác bị thương khi biểu tình chống chiến tranh. Cả nước Mỹ đã bàng hoàng trước sự kiện này, dẫn đến hàng trăm trường đại học, cao đẳng, và trung học khắp nước đóng cửa vì 4 triệu sinh viên và học sinh tiến hành bãi khóa.
Tấm hình đã trở thành biểu tượng nỗi đau khôn nguôi của hàng nghìn gia đình tại Mỹ: người cha khuỵu gối thương nhớ con trai đã qua đời trong vụ khủng bố 11/9/2001. Robert Peraza đã mất Rob, người con trai của ông trong ngày này, khi anh đang ở tầng 104 của tòa nhà Trung tâm thương mại thế giới, ngay trên lỗ hổng do máy bay đâm vào. Trong buổi lễ 10 năm tưởng nhớ các nạn nhân vụ khủng bố, ông Robert đã đến khu tưởng niệm, tìm dòng chữ khắc tên con trai và nói:
Tấm hình đã trở thành biểu tượng nỗi đau khôn nguôi của hàng nghìn gia đình tại Mỹ: người cha khuỵu gối thương nhớ con trai đã qua đời trong vụ khủng bố 11/9/2001. Robert Peraza đã mất Rob, người con trai của ông trong ngày này, khi anh đang ở tầng 104 của tòa nhà Trung tâm thương mại thế giới, ngay trên lỗ hổng do máy bay đâm vào. Trong buổi lễ 10 năm tưởng nhớ các nạn nhân vụ khủng bố, ông Robert đã đến khu tưởng niệm, tìm dòng chữ khắc tên con trai và nói: "Rob, chúng ta yêu con. Chúng ta sẽ luôn ở bên con, chúng ta sẽ không bao giờ quên".

Theo Vnexpress

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Mưa lớn gây ngập ở Hà Tĩnh
Mưa lớn gây ngập ở Hà Tĩnh
TPO - Mưa lớn kéo dài cùng nước từ thượng nguồn đổ về đã gây ngập úng, chia cắt giao thông một số khu vực ở Hà Tĩnh. Ngành chức năng địa phương đã xả tràn các hồ chứa để ứng phó mưa lũ có thể xảy ra.