Hình ảnh tinh vân Homunculus bao quanh hệ sao nhị phân Eta Carinae được kính viễn vọng không gian Hubble chụp lại. Sao nhị phân Eta Carinae là ngôi sao lớn nhưng thường không cố định ở một địa điểm. Từ năm 1800 tinh vân hình quả tạ này được phát hiện và đó cũng là tiền thân của siêu tân tinh.
Hình ảnh sương mù trên bề mặt sao Hỏa do Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) chụp lại. Tại đây, lớp sương Carbon Dioxir tập hợp thành từng lớp bồng bềnh. Nhìn toàn cảnh, khu vực không gian này như một sa mạc cát.
Tinh vân Orion hình sao được hình thành từ bụi và khí ga được chụp từ bang Pittsburgh, Pennsylvania (Mỹ). Tinh vân này cách Trái đất khoảng 1.500 ánh sáng và có thể nhìn thấy bằng mắt thường vào lúc trời tối.
Hai phi hành gia người Nga Oleg Kononenko và Anton Shkaplerov đang làm công việc bảo trì và nâng cấp Trạm không gian quốc tế vào ngày 16-2.
Siêu tân tinh nằm trong chòm sao Taurus, cách Trái đất khoảng 3.000 năm ánh sáng và hoạt động xung quanh trong phạm vi 150 năm ánh sáng. Các nhà thiên văn học cho biết, ánh sáng từ vụ nổ siêu tân tinh này là “cha đẻ” của vì sao Simeis phát hiện cách đây 100.000 năm trước.
Tấm chắn bụi trên sao Hỏa có tác dụng giảm nguồn năng lượng khi lúc mặt trời chiếu sáng. Vào mùa đông, nếu sức gió mạnh thì tác dụng của tấm chắn bụi sẽ bị giảm xuống.
Hiện tượng nhật thực bị bức xạ tia cực tím che khuất. Lượng khí từ tia cực tím mặt trời giúp các nhà khoa học xác định được năng lượng nào đã tỏa ra.
Tuệ Minh
Theo Nationalgeographic