Những gia vị và thảo dược ưa chuộng giúp đánh bại ung thư

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Theo Dummies.com, dưới dây là 7 loại gia vị và thảo dược giúp bạn phòng chống ung thư cực tốt.

1. Gừng

Gừng từ lâu đã được sử dụng trong Y học dân gian để điều trị mọi thứ, từ cảm cúm đến táo bón. Gừng có thể sử dụng được ở dạng tươi, dạng bột (gừng gia vị) hoặc kẹo gừng.

Mặc dù hương vị của gừng tươi và bột gừng khá khác nhau nhưng đều có thể sử dụng thay thế cho nhau trong nhiều công thức. Nói chung, bạn có thể thay 1/8 muỗng cà phê bột gừng bằng 1 muỗng canh gừng nạo tươi và ngược lại.

Việc sử dụng gừng tươi và các chế phẩm từ gừng, ngoài việc giúp chống buồn nôn như hướng dẫn còn có một số ích lợi đối với giảm khó chịu vùng bụng khi điều trị ung thư.

2. Cây hương thảo

Cây hương thảo là loại thảo mộc Địa Trung Hải thuộc họ gỗ, có tính nồng, thuộc nhóm lá kim và là nguồn cung cấp chất chống ôxy hóa. Vì nguồn gốc của nó nên hương thảo thường được sử dụng trong nấu nướng ở Địa Trung Hải và bạn cũng sẽ thấy nó như một thành phần chính trong các loại gia vị của Ý.

Bạn có thể sử dụng nó để thêm hương vị cho các món súp, nước sốt cà chua, bánh mỳ và các loại thực phẩm giàu protein như thịt gia cầm, thị bò, thịt cừu.

Hương thảo có thể giúp giải độc, thay đổi mùi vị, chữa khó tiêu, đầy hơi và các vấn đề tiêu hóa khác, trị chứng mất cảm giác ngon miệng. Uống 3 tách trà làm từ lá hương thảo mỗi ngày để giải quyết các vấn đề trên.

3. Nghệ

Nghệ là một loại thảo dược thuộc họ gừng, là một trong các thành phần làm ra các loại cà ri vàng, tạo ra hương vị đặc biệt cho loại cà ri này.

Curcumin là hợp chất có trong nghệ, chứng minh khả năng chống ôxy hóa và chống viêm, có khả năng bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh ung thư.

Tinh chất chiết xuất từ nghệ đang được nghiên cứu để xem xét liệu chúng có vài trò trong việc ngăn ngừa và điều trị một số loại bệnh ung thư hay không, bao gồm đại tràng, tiền liệt tuyến, vú và ung thư da.

4. Ớt

Ớt có chứa capsaicin, một hợp chất có tác dụng giảm đau. Khi capsaicin được bôi tại chỗ ngoài da, nó phát ra một hóa chất gọi là chất P. Sau khi tiếp tục sử dụng, lượng chất P cuối cùng được sản xuất trong vùng da đó giảm dần, giúp giảm đau trong vùng được bôi. Tất nhiên điều này không có nghĩa là bạn nên dùng ớt cọ vào vùng bị đau. Ớt cần phải được xử lý rất cẩn thận, bởi vì chúng có thể gây bỏng nếu tiếp xúc trực tiếp với da.

Vì vậy, nếu bạn bị đau và muốn tận dụng tác dụng của ớt, hãy thử hỏi bác sĩ về việc kê đơn một loại kem có chứa capsaicin. Loại kem này đã cho thấy kết quả tích cực khi điều trị đau thần kinh (đau nhói, đau bất chợt theo dây thần kinh) sau phẫu thuật ung thư.

Một lợi ích khác của ớt là chúng có có tác dụng trong việc trị chứng khó tiêu. Nghe có vẻ ngược đời nhỉ? Nhưng một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn một lượng nhỏ ớt có thể làm giảm chứng khó tiêu.

5. Tỏi

Tỏi thuộc lớp allium trong các loại cây thuộc họ hành tỏi, bao gồm hẹ, tỏi tây, hành tây, hẹ tây và hành lá. Tỏi có hàm lượng lưu huỳnh cao và cũng là một nguồn cung cấp các loại chất arginine, oligosaccharide, flavonoid, và selen tất tốt. Chúng đều là các hợp chất có lợi cho sức khỏe. Tỏi có hợp chất hoạt tính, được gọi là allicin, tạo ra rùi đặc trưng và tiết ra khi tép tỏi được cắt nhỏ, nghiền nát hay có khi là bị hỏng.

Một số nghiên cứu cho thấy, ăn tỏi tăng làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày, đại tràng, thực quản, tuyến tụy và vú. Tỏi còn có thể chống lại bệnh ung thư thông qua nhiều cơ chế, kể cả bằng cách ức chế nhiễm trùng do vi khuẩn và sự hình thành các chất gây ung thư, thúc đẩy việc sửa chữa DNA, và gây chết tế bào. Tỏi cũng hỗ trợ cai nghiện và có thể hỗ trợ hệ thống miễn dịch và giúp giảm huyết áp.

6. Bạc hà cay (Peppermint)

Peppermint là một cây lai tự nhiên giữa bạc hà nước và bạc hà lục. Nó đã được sử dụng hàng ngàn năm nay như một phương thuốc trợ giúp tiêu hóa để giảm bớt khí, khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy.

Chất peppermint cũng có thể giúp hạn chế các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích và ngộ độc thực phẩm. Peppermint có thể làm dịu các cơn co dạ dày và cải thiện dòng mật, cho phép thực phẩm đi qua dạ dày nhanh hơn.

Nếu việc điều trị ung thư của bạn gây nên một số rối loạn dạ dày, hãy thử uống một tác trà bạc hà. Đã có nhiều loại bán trên thị trường hoặc bạn có thể tự làm bằng cách đun sôi lá bạc hà khô trong nước hoặc thêm lá tươi vào nước đun sôi và để một vài phút.

Peppermint cũng có thể làm dịu cơn đau họng. Vì lý do này, nó cũng được sử dụng để làm giảm các vết loét miệng có thể xảy ra khi dùng các biện pháp hóa trị và xạ trị, hoặc là một thành phần quan trọng trong việc điều trị cho tình trạng này.

7. Hoa cúc

Hoa cúc được cho là có thể làm thuốc và đã được sử dụng trong suốt thời kỳ dài để điều trị một loạt các vấn đề. Hoa cúc có thể hỗ trợ giấc ngủ. Nếu khó ngủ, hãy thử uống một tách trà hoa cúc đặc trước giờ đi ngủ.

Nước súc miệng hoa cúc cũng đã được nghiên cứu trong việc phòng ngừa và điều trị loét miệng do hóa trị và xạ trị. Mặc dù, các kết quả còn chưa rõ ràng, không có tác dụng phụ có hại nào được phát hiện. Có thể chế biến như trà, để nguội, rửa sạch và súc miệng thường xuyên.

Trà hoa cúc có thể là một cách để kiểm soát các vấn đề về tiêu hóa, bao gồm cả co thắt dạ dày. Hoa cúc giúp giảm co thắt cơ bắp, đặc biệt là các cơ trơn của ruột.

Theo Theo SKGĐ
MỚI - NÓNG