Cua nhện Nhật Bản
Cua nhện Nhật Bản có chiều dài chân lớn nhất trong số động vật giáp xác. Độ mở rộng chân của một cá thể trưởng thành lên tới 4 m. Chúng sống ở vùng duyên hải phía nam đảo Honshu, từ vịnh Tokyo đến Kagoshima và một số vùng xa hơn. Những con cua khổng lồ nặng từ 15 đến 20 kg thường sống ở độ sâu khoảng 150 m đến 300 m dưới đáy biển.
Cá Mặt Trời đại dương
Cá Mặt Trời đại dương (mola mola), sống chủ yếu ở vùng nhiệt đới, có khối lượng nặng nhất trong số những loài cá nhiều xương, khoảng 1,4 đến 1,7 tấn. Cơ thể của chúng hình bầu dục với chiều dài từ 3,5 đến 5,5m.
Hầu hết thời gian cá mặt trời để cho cả khối thân mình đồ sộ trôi tự do theo các dòng nước. Những con trưởng thành thích trôi nghiêng một bên.
Dù thân hình to lớn nhưng với cấu trúc cơ thể cụt ngủn nên cá mặt trời bơi yếu ớt.
Cá mặt trời được coi là nhà vô địch trong thế giới đại dương về thành tích... đẻ trứng, một con mái có thể đẻ mỗi lần khoảng 300 triệu trứng. Trứng của loài cá này trôi lơ lửng theo các dòng hải lưu.
Cá oarfish: loài cá có xương dài nhất thế giới
Cá oarfish, thường được nhắc đến như rắn hoặc rồng biển, là loài cá có xương dài nhất thế giới, với tổng chiều dài khoảng 8 m. Loài động vật này sống ở độ sâu 1.000 mét dưới biển. Hầu hết kiến thức chúng ta biết về chúng đến từ các mẫu vật trôi dạt vào bờ.
Cá khổng lồ Oarfish là loài sống lâu đời nhất được biết đến trong các loài cá có xương, có chiều dài lên tới 17m và có thể nặng tới 270 kg.
Oarfish có ngoại hình giống như sợi ruy-băng, phần thân ngang khá mỏng cùng vây lưng chạy dọc theo toàn bộ chiều dài thân. Chính bởi chiều dài "khủng" cùng phần vây đỏ đặc biệt nên nhiều người gọi loài cá này là rắn biển khổng lồ, hay "rồng biển".
Phần vây ngực của cá thường mập, vây chậu có hình mái chèo dài. Màu sắc của cá thường là màu bạc với những mảng đen và vây màu đỏ.
Cá Oarfish không có vây, nhưng khoác chiếc áo màu bạc có chứa chất hóa học guanine - loại chất có nhiều trong vây của một số loài cá. Mặc dù chúng thích nghi để tồn tại dưới áp lực cao nhưng phần da cá Oarfish rất mềm mại và dễ bị tổn thương.
Dù có thân hình "khổng lồ" nhưng cá Oarfish không có răng mà thường bắt mồi bằng mang. Theo đó, chúng hút nước vào miệng, thải nước qua mang, lọc giữ lại những thức ăn nhỏ. Thực phẩm ưa thích của cá Oarfish là các loài nhuyễn thể hoặc giáp xác nhỏ như cá nhỏ hay mực ống.
Từ lâu, nhiều người Nhật đã tin rằng, mỗi khi phát hiện xác cá Oarfish trôi vào bờ - đó là điềm báo của việc sắp có động đất.
Niềm tin này xuất phát từ một truyền thuyết của Nhật Bản kể rằng, xác cá Oarfish trôi dạt ở bờ biển chính là thông điệp gửi đến từ cung điện của thần biển.
Cá mập voi
Cá mập voi có tổng chiều dài cơ thể khoảng 18,8 m. Chúng chủ yếu sống ở các vùng nước ấm và vùng biển nhiệt đới trên khắp thế giới. Cá mập voi có thể di chuyển quãng đường dài hàng nghìn km.
Trong hơn 70 triệu năm, một số loài cá mập voi đã rong ruổi khắp các đại dương. Chúng từng tồn tại cùng thời với khủng long Tyrannosaurus. Cá mập voi phá bỏ định kiến về cá mập rằng chúng là những kẻ săn mồi khổng lồ với hàm răng sắc nhọn.
"Đây là loài cá lớn nhất đại dương, gần như là loài cá mập lớn nhất", ông Jonathan R Green, giám đốc Dự án Cá mập voi Galapagos cho biết. "Và chúng ta gần như chẳng biết gì về hành vi sinh sản của chúng".
Cá mập voi được đưa vào danh sách có nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2016 khi sự sống của chúng bị đe doạ bởi nghề đánh cá và nhu cầu về vây cá mập ở châu Á. Một vây ngực cá mập voi có thể có giá tới 20.000 USD.
Tuy nhiên, việc tìm kiếm câu trả lời phần nào bị cản trở trong những vấn đề về kỹ thuật trong việc theo dõi một loài động vật trong đại dương mênh mông, di chuyển liên tục qua các đại dương, vùng ven biển và cả biển sâu.
Tuy nhiên, những lỗ hổng trong kiến thức của chúng ta về loài cá lớn nhất thế giới này cũng phản ánh những ưu tiên của chúng ta với tư cách là một xã hội. Nghĩa là, con người thường thể hiện sự quan tâm nhiều hơn đến việc khám phá không gian vũ trụ hơn là khám phá chiều sâu của đại dương.
Sứa bờm sư tử
Sứa bờm sư tử là loài sứa lớn nhất thế giới. Khi vươn dài xúc tu, sứa bờm sư tử có thể đạt chiều dài khoảng 36,5 m.
Sứa bờm sư tử là loài sứa lớn nhất thế giới và là động vật không xương sống lớn nhất tại biển Trắng.
Sứa bờm sư tử sử dụng các xúc tu để tiêm chất độc vào con mồi và gây cho nạn nhân nỗi đau đớn nhưng không gây chết người.
Sứa bờm sư tử có thể ăn mọi thứ từ cá nhỏ cho tới “xơi tái” cả loài sứa trăng Aurelia aurita. Chúng phàm ăn và đó là lý do tại sao cơ thể nó to lớn đến như thế. Đôi khi trong “dạ dày trôi nổi” của sứa bờm sư tử chứa cùng một lúc từ 5 đến 6 con sứa trăng đang cựa quậy trong tuyệt vọng.