Những đại kỵ khi uống nước dừa, cần biết để khỏi mang họa

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
TPO - Nước dừa rất tốt cho sức khỏe, thế nhưng không phải uống vào lúc nào cũng được hoặc ai uống nước dừa cũng đều có lợi. Hãy lưu ý một số cấm kỵ sau đây khi uống nước dừa để khỏi gây hại cho cơ thể.

Theo lương y Bùi Hồng Minh, người mắc bệnh tiểu đường không nên uống nước dừa sau bữa ăn vì có nguy cơ làm tăng đường huyết.

Người có nguy cơ béo phì cũng cần hạn chế tối đa loại nước này, người đang trong hành trình giảm cân tốt nhất loại bỏ chúng khỏi chế độ ăn vì uống nước dừa có thể gây tình trạng thừa đường, thừa calo, dễ tăng cân…

Nước dừa có thể khiến người mắc bệnh thận, người bị phù ứ nước trong cơ thể trở nên trầm trọng hơn các triệu chứng nên cần phải có sự tư vấn của chuyên gia, bác sĩ trong từng trường hợp cụ thể, tránh những hiệu quả không mong muốn.

Ngoài ra, nước dừa có tính mát, hàn, nhất là nước dừa non, cực không tốt cho người bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy. Phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu cũng không được uống nước dừa để phòng nguy cơ sinh non.

Những đại kỵ khi uống nước dừa, cần biết để khỏi mang họa ảnh 1 Người có nguy cơ béo phì cũng cần hạn chế tối đa loại nước này, người đang trong hành trình giảm cân tốt nhất loại bỏ chúng khỏi chế độ ăn vì uống nước dừa có thể gây tình trạng thừa đường, thừa calo, dễ tăng cân…Ảnh minh họa: Internet

Trẻ 6 tháng trở lên mới được uống nước dừa

Mặc dù nước dừa có nhiều công dụng tốt cho em bé. Tuy nhiên do hệ tiêu hóa của bé còn non nớt nên trẻ trên 6 tháng tuổi mới được uống nước dừa. Bắt đầu từ số lượng nhỏ sau đó tăng lên dần. Tuyệt đối không cho bé uống quá nhiều và quá nhanh, trẻ dễ bị đầy hơi, khó tiêu và không tốt hệ tiêu hóa của bé.

Theo Thạc sĩ -Lương y Vũ Quốc Trung, dừa và những loại quả nhiều nước (dưa hấu...) đều có tính làm mát (ẩm, thấp), khi đi nắng về ta không nên ăn, uống nhiều vì Đông y cho rằng "ẩm khốn tỳ", ẩm nhiều gây hại tỳ vị, đầy bụng, khó tiêu, người ớn lạnh, đặc biệt có hại cho đường tiêu hóa và lá lách. Những người này thường cơ thể hơi yếu, da xanh tái, bắp thịt mềm nhão, chân tay hay lạnh, ăn uống khó tiêu, chậm tiêu, dễ bị tiêu chảy, phân mềm... Những người bị bệnh trĩ, huyết áp thấp, thấp khớp, mệt tim do lạnh... là những bệnh thuộc thể hàn, nên kiêng nước dừa vì nước dừa cũng thuộc âm, tính hàn.
Những đại kỵ khi uống nước dừa, cần biết để khỏi mang họa ảnh 2 Mặc dù nước dừa có nhiều công dụng tốt cho em bé. Tuy nhiên do hệ tiêu hóa của bé còn non nớt nên trẻ trên 6 tháng tuổi mới được uống nước dừa. Bắt đầu từ số lượng nhỏ sau đó tăng lên dần. Tuyệt đối không cho bé uống quá nhiều và quá nhanh, trẻ dễ bị đầy hơi, khó tiêu và không tốt hệ tiêu hóa của bé. Ảnh minh họa: Internet
Đặc biệt, những thời điểm sau không nên uống nước dừaKhông uống khi đi nắng về Theo kinh nghiệm dân gian, nước dừa không phải loại nước có thể dùng để uống khi đi nắng về, vì dễ gây "trúng gió". Các triệu chứng thường gặp trong trường hợp này là ớn lạnh, đầy bụng, hâm hấp sốt, thậm chí sốt cao. Đặc biệt, nếu vừa thi đấu thể thao hoặc làm những công việc nặng nhọc, mất sức, không nên vội vã uống nước dừa, vì sẽ làm cho chân tay buồn rũ, giảm sức dẻo dai và phản xạ nhanh nhẹn. Nếu có dùng, cần phải uống từ từ từng chút một. Không uống nước dừa vào buổi tối
Bạn không nên uống nước dừa vào buổi tối vì đây là thời điểm cơ thể mệt mỏi, cần được nghỉ ngơi. Nếu uống nước dừa vào thời điểm này, đặc biệt là nước dừa lạnh, cơ thể có thể bị lạnh, dễ mắc bệnh, gân cốt rã rời và cảm thấy đuối sức. Thời điểm uống nước dừa thích hợp nhất là buổi sáng hoặc buổi trưa để cân bằng 2 yếu tố âm – dương trong cơ thể. Uống nước dừa bao nhiêu là đủ?
Các chuyên gia khuyên chỉ nên xem nước dừa như nước giải khát, không nên uống quá nhiều trong 1 thời gian dài. Nếu uống tới 2 quả dừa/ ngày sẽ chứa 140 Kcal năng lượng. Điều này sẽ gây béo phì, thừa cân và là gánh nặng cho thận. Vì vậy, các chuyên gia khuyên nên uống nước dừa đúng cách, khoa học và điều độ. Ngoài ra, cần chú ý lượng đường trong nước dừa. Nguyên tắc, lượng đường ngọt hấp thụ nhanh của mỗi người trong một ngày không được vượt quá 10% năng lượng khẩu phần, khoảng 180-200 kcal. Như vậy, khi đã uống nước dừa, bạn nên hạn chế các loại hoa quả, đồ uống có đường khác.
MỚI - NÓNG
'Không thể ỷ lại, bấu víu vào bầu sữa ngân sách'
'Không thể ỷ lại, bấu víu vào bầu sữa ngân sách'
TPO - Theo tờ trình mới nhất, Chính phủ đề xuất tổng các nguồn lực huy động để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 dự kiến là hơn 256.000 tỷ đồng. Chương trình được thực hiện trong 11 năm với các giai đoạn cụ thể. Nhiều chuyên gia văn hóa khẳng định ngân sách nhà nước đầu tư cho văn hóa là vô cùng cần thiết nhưng không nên bấu víu vào “bầu sữa” ngân sách.