Những đại kỵ khi ăn đậu phụ, cần biết để khỏi 'mang họa'

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
TPO - Đậu phụ là món ăn bổ dưỡng và rất quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình. Thế nhưng không phải ai ăn đậu phụ cũng tốt, đặc biệt là đậu phụ có thể 'kỵ' với một số thực phẩm khác khi chế biến cùng, gây hại cho sức khỏe.

Những người không nên ăn đậu phụ:

Bệnh nhân bị viêm dạ dày: Đậu phụ chứa protein cực kỳ cao, tiêu thụ quá nhiều cùng một lúc không chỉ cản trở sự hấp thụ sắt của cơ thể mà còn kích thích tiết acid dạ dày gây ra tình trạng đầy hơi ở ruột.

Những người có chức năng thận kém: Nếu có vấn đề về thận, bạn nên theo đuổi một chế độ ăn ít protein để không làm tăng gánh nặng cho thận.

Những người bị bệnh gout: Trong chế độ dinh dưỡng của người bị gout thường được khuyên không nên ăn quá nhiều đạm. Trong khi đó, đậu phụ lại là nguồn giàu đạm thực vật, putin,... Nếu ăn quá nhiều sẽ khiến hàm lượng axit uric trong máu tăng cao, làm trầm trọng hơn các cơn đau khớp.

Người bị suy tuyến giáp: Được biết, hàm lượng isoflavone cực tốt chống lại ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú lại là tác nhân ngăn chăn các loại enzyme sản xuất hoc-môn tuyến giáp, khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng nề.

Những đại kỵ khi ăn đậu phụ, cần biết để khỏi 'mang họa' ảnh 1

Măng: Đậu phụ có chứa canxi sulfate, măng chứa axit oxalic, hai loại thực phẩm này ăn cùng với nhau có thể tạo thành canxi oxalat, dễ tạo sỏi. Ảnh minh họa: Internet

Người lớn tuổi và người mắc bệnh thận: Người cao tuổi nếu gặp các vấn đề về tiêu hóa hay thận, không nên ăn quá nhiều đậu phụ, mặc dù mềm, dễ ăn nhưng chúng lại không tốt cho sức khỏe người già.

Vừa khiến hệ tiêu hóa hoạt động ì ạch do quá tải vừa khiến thận suy yếu do chất thải nito dư thừa bên trong thận.

Người thiếu máu, người mắc bệnh tiêu hóa: Quá trình hấp thụ sắt bị rối loạn trầm trọng bởi hàm lượng protein trong đậu phụ, vì thế, người thiếu máu không nên thêm đậu phụ trong thực đơn dinh dưỡng hằng ngày.

Ngoài ra, nếu bạn không muốn triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng thêm trầm trọng cũng không nên ăn đậu phụ nhé.

Người thiếu i-ốt: Người thiếu i-ốt tuyệt đối nói không với thực phẩm làm từ đậu phụ, saponin trong đậu phụ sẽ làm giảm quá trình hấp thu i-ốt trong cơ thể, từ đó, gián tiếp làm tình trạng của người bệnh thêm trầm trọng.

Những đại kỵ khi ăn đậu phụ, cần biết để khỏi 'mang họa' ảnh 2

Quả hồng chứa nhiều tannin, đậu phụ lại chứa calci clorua, khi ăn cùng nhau có thể tạo thành calci tannate dẫn đến sỏi mật, sỏi thận. Ảnh minh họa: Internet

Không ăn đậu phụ trong khi đang uống thuốc tetracycline: Đậu phụ giàu canxi và magiê, trong khi thuốc tetracycline có chứa các thành phần có sự phản ứng với canxi và magiê. Vì vậy, lời khuyên dành cho bạn là không ăn đậu phụ trong khi uống thuốc tetracycline, để không làm thay đổi thành phần của thuốc tetracycline, dẫn đến làm giảm tác dụng của thuốc.

Những thực phẩm không nên ăn cùng đậu phụ:

Không nên ăn đậu phụ với số lượng lớn trong thời gian dài: Đậu hũ giàu protein, purine và saponin, nếu ăn quá nhiều đậu trong dài hạn có thể gây ra các triệu chứng khó tiêu như đầy bụng hoặc tiêu chảy, tăng gánh nặng thải trừ chất thải của nitơ, làm cho tình trạng bệnh gút trở nên xấu đi, hoặc gây thiếu iốt.

Không ăn với rau bina hoặc hành tây: Đậu phụ là thức ăn giàu canxi, rau bina và hành tây rất giàu axit oxalic. Sử dụng đậu phụ với rau bina hoặc hành tây để ăn cùng nhau, sẽ làm cho canxi trong đậu phụ kết hợp với axit oxalic sẽ tạo thành hiện tượng canxi oxalat tích tụ. Điều này không chỉ làm giảm tác dụng bổ sung canxi của đậu phụ, mà còn dễ dẫn đến bệnh sỏi.

Sữa bò: Khi ăn đậu phụ bạn cũng không nên ăn chung với sữa bò. Bởi vì khi ăn chung 2 thực phẩm này sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của cả hai, ảnh hưởng tới sự hấp thu calcium của cơ thể.

Những đại kỵ khi ăn đậu phụ, cần biết để khỏi 'mang họa' ảnh 3

Đậu hũ giàu protein, purine và saponin, nếu ăn quá nhiều đậu trong dài hạn có thể gây ra các triệu chứng khó tiêu như đầy bụng hoặc tiêu chảy, tăng gánh nặng thải trừ chất thải của nitơ, làm cho tình trạng bệnh gút trở nên xấu đi, hoặc gây thiếu iốt. Ảnh minh họa: Internet

Hành: Khi ăn đậu phụ, bạn tuyệt đối không nên ăn cùng hành. Vì trong hành có chứa lượng lớn axit oxalic. Những calcium trong đậu phụ khi kết hợp với chất này sẽ kết hợp với axit oxalic thành calcium oxalate.

Chất này sẽ giúp quá trình hấp thụ calcium của cơ thể khó khăn, lâu ngày sẽ gây thiếu canxi trầm trọng.

Mật ong: Khi ăn đậu phụ với mật ong sẽ dễ gây tiêu chảy. Ngoài ra, trong mật ong chứa nhiều enzyme còn đậu phụ chứa nhiều chất khoáng. Vì thế khi ăn chung 2 thực phẩm này với nhau sẽ sinh ra phản ứng không tốt cho cơ thể.

Măng: Đậu phụ có chứa canxi sulfate, măng chứa axit oxalic, hai loại thực phẩm này ăn cùng với nhau có thể tạo thành canxi oxalat, dễ tạo sỏi.

Quả hồng: Quả hồng chứa nhiều tannin, đậu phụ lại chứa calci clorua, khi ăn cùng nhau có thể tạo thành calci tannate dẫn đến sỏi mật, sỏi thận.

MỚI - NÓNG
Tin mới vụ cô gái trẻ lái ô tô lao xuống sông Đồng Nai
Tin mới vụ cô gái trẻ lái ô tô lao xuống sông Đồng Nai
TPO - Cơ quan chức năng cho biết trên xe ô tô lao xuống sông Đồng Nai chỉ có một nạn nhân nữ. Vị trí tìm thấy ô tô và nạn nhân thuộc địa bàn tỉnh Bình Dương, do đó địa phương này tiến hành thụ lý việc khám nghiệm. Sau khi hoàn tất sẽ làm thủ tục bàn giao thi thể nạn nhân cho gia đình lo hậu sự.