Những công ty tại Việt Nam có môi trường làm việc tốt nhất Châu Á

Vừa qua, Tạp chí Nguồn Nhân lực Châu Á (HR Asia) công nhận 51 doanh nghiệp tại Việt Nam có môi trường làm việc tốt nhất châu Á.

Nơi làm việc tốt nhất Châu Á năm 2019 được HR Asia trao cho các doanh nghiệp khắp Châu Á có chính sách, chế độ đãi ngộ nhân sự hấp dẫn, môi trường làm việc lý tưởng và thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo phát triển.

Những công ty tại Việt Nam có môi trường làm việc tốt nhất Châu Á ảnh 1
 

Những công ty trong danh sách đã được lựa chọn và đánh giá dựa trên 300.000 cuộc khảo sát với sự tham gia của các công ty tại 10 quốc gia Châu Á, trong đó có Hồng Kông, Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan. Tại Việt Nam, đã có 265 công ty với tổng 9.850 nhân viên tham gia chương trình đánh giá này.

Bên cạnh việc thực hiện khảo sát đối với nhân viên, HR Asia còn thực hiện đánh giá thông qua tham quan và phỏng vấn trực tiếp tại trụ sở với giám đốc điều hành, giám đốc nhân sự, ban lãnh đạo để hiểu rõ hơn các chính sách về môi trường làm việc tại mỗi công ty. Bộ phận nghiên cứu của HR Asia cũng tiến hành các nghiên cứu độc lập đối với uy tín trên thị trường tuyển dụng của từng công ty trong danh sách rút gọn.

Giải thưởng này khuyến khích các doanh nghiệp có trụ sở tại Việt Nam nhìn nhận tầm quan trọng của sự hài lòng của nhân viên, quản trị đặt nhân sự làm trung tâm và cam kết xây dựng văn hóa doanh nghiệp dựa trên giá trị cốt lõi.

Danh sách công ty được nhận Giải thưởng Nơi làm việc tốt nhất Châu Á 2019 của HR Asia:

Công Ty TNHH Aeon Việt Nam

Công Ty TNHH Amway Việt Nam

Tổ Chức Giáo Dục và Đào Tạo Apollo Việt Nam

Ngân Hàng TMCP Á Châu

Công Ty TNHH Avery Dennison (Việt Nam)

Tổng Công Ty Bảo Việt Nhân Thọ

Văn Phòng Đại Diện Baxter Healthcare (Asia) Pte Ltd

Công Ty TNHH Bảo Hiểm Nhân Thọ BIDV MetLife

Công Ty TNHH Tập Đoàn BIM

Công Ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh

Công Ty TNHH Deloitte Việt Nam

Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Y Tế DOMESCO

Công Ty TNHH Thời Trang và Mỹ Phẩm Duy Anh (DAFC)

H&M Việt Nam

Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Phát Triển Thành Phố Hồ Chí Minh (HDBank)

HEINEKEN Việt Nam

Hewlett Packard Enterprise Việt Nam

Tập Đoàn Xuất Nhập Khẩu Liên Thái Bình Dương (IPPG)

Công Ty TNHH Intel Products Việt Nam

Công Ty TNHH Schindler Việt Nam

Công Ty Cổ Phần Hàng Không (Jetstar Pacific Airlines)

L'Oréal Việt Nam

Lazada Elogistics Việt Nam

Lazada Việt Nam

Manulife Việt Nam

Mekong Capital

La Vie LLC – Nestle Waters

Công ty Cổ phần đầu tư địa ốc No Va (Novaland)

Olam Việt Nam

The PAN Group

Pharmacity

Piaggio Việt Nam

Prudential Việt Nam

Công Ty TNHH Robert Walters Việt Nam

Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn-Hà Nội (SHB)

Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Hàng Không Sân Bay Tân Sơn Nhất (Sasco)

Ngân Hàng Shinhan

Ngân Hàng Standard Chartered

Sun Group

Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Tân Hiệp Phát

TIKI

Công Ty TNHH Traveloka Việt Nam

Unilever Việt Nam

URC Việt Nam

Công Ty TNHH Việt Thái Quốc Tế (Viet Thai International)

Công Ty Cổ Phần Hàng Không Vietjet

Công Ty Cổ Phần VNG

Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)

Wipro Consumer Care Việt Nam

World Cat Vietnam Sourcing & Development Services (PUMA Việt Nam)

Zuellig Pharma Việt Nam

Có ít nhất 30 nhân viên mỗi công ty, hoặc 30% tổng số nhân viên đáp ứng các điều kiện cơ bản, sẽ tham gia để tiến hành mô hình đánh giá T.E.A.M. Mô hình này dùng thang điểm 5, đánh giá các yếu tố văn hóa doanh nghiệp, mức độ gắn kết nhân viên và tinh thần đồng đội. Kết quả của cuộc khảo sát được tính dựa trên 3 yếu tố có tác động trực tiếp đến sự hài lòng của nhân viên: Core, Self và Group.

Tại Việt Nam, những người tham gia khảo sát cho thấy điểm số cao nhất từ các chỉ số trong nhóm Group: Think, Feel, Do. 83% cho biết, thái độ hợp tác nhóm có tác động tích cực lên đồng nghiệp của mình, chẳng hạn: “Tôi đánh giá cao chuyên môn của các nhân viên khác trong công ty” hoặc “Tôi sẵn lòng giúp đỡ đồng nghiệp nếu họ cần”. Các chỉ số của nhóm SELF: Heart, Mind và Soul xếp thứ 2 với 80% nhân viên cảm thấy gắn bó và có động lực khi làm việc tại công ty và ủng hộ các ý kiến như: “Tôi liên tục tìm các cách tốt nhất để mình đóng góp cho công ty nhiều hơn” hay “Tôi muốn tiếp tục phát triển để giúp công ty đạt được mục tiêu”. Yếu tố CORE đóng vai trò quan trọng trong cái nhìn của nhân viên về khả năng lãnh đạo và văn hóa doanh nghiệp. 70% người tham gia khảo sát đồng ý rằng sự khuyến khích từ phía công ty có tác động tích cực lên mức độ gắn bó của nhân viên, chẳng hạn “Công ty của chúng tôi có các chính sách khuyến khích nhân viên học hỏi kĩ năng, kiến thức mới” hay “Công ty của chúng tôi ủng hộ các chính sách làm việc mang tính linh hoạt”.

MỚI - NÓNG