Những bộ phim gây tranh cãi năm 2020 vì 'bội thực' cảnh sex bạo liệt

TPO - “365 Days”, “Dark Desire” và "Industry" là ba bộ phim gây tranh cãi nhất năm 2020 vì tràn ngập cảnh sex bạo liệt.

2020 là năm bết bát đối với phim chiếu rạp, nhưng lại “ăn nên làm ra” ở địa hạt phim trực tuyến do dịch COVID-19 bùng phát, buộc người dân thế giới phải hạn chế đến những nơi công cộng.

Rất nhiều tác phẩm giới thiệu đến công chúng vào mùa dịch. Bên cạnh những dự án được đầu tư về nội dung, hình ảnh và diễn xuất, không ít phim gây tranh cãi. Trong đó, nhiều phim bị phản đối vì lạm dụng cảnh sex, ân ái hay khỏa thân. Tiêu biểu nhất phải kể đến “365 Days”, “Dark Desire” và "Industry".

365 Days

“365 Days” (tên gốc 365 Dni) là bộ phim 18+ của Ba Lan do Barbara Białowas đạo diễn, dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên của Blanka Lipinska. Kể từ khi phát sóng trên nền tảng chiếu phim trực tuyến Netflix vào ngày 7/6, bộ phim tình cảm lãng mạn duy trì vị trí trong top đầu xem nhiều ở nhiều quốc gia như Mỹ, Đức, Pháp, Hà Lan và cả Việt Nam.

Phim kể về, trùm mafia Don Massimo Torricelli (Michele Morrone) bị ám ảnh bởi nữ giám đốc Laura Biel (Anna-Maria Sieklucka đóng), rồi quyết định bắt cóc cô. Anh yêu cầu cô phải ở bên anh 365 ngày, trong thời gian này, nếu cô không yêu anh thì có thể rời đi và ngược lại.

Những bộ phim gây tranh cãi năm 2020 vì 'bội thực' cảnh sex bạo liệt ảnh 1  

Trong các bài đánh giá, “365 Days” được ví như loạt phim 50 Shades of Grey (tựa Việt: 50 sắc thái) bởi có quá nhiều cảnh “giường chiếu” trần trụi và câu chuyện truyền tải có vấn đề. Phim bị nhận xét không khác gì một bộ phim khiêu dâm. Các cảnh “nóng” đều vô cùng chân thực, cảm giác như diễn viên đang quan hệ tình dục thật, phơi bày gần như hoàn toàn cơ thể trước ống kính.

Nhiều người dùng mạng chỉ trích phim lãng mạn hóa hành vi phạm tội, cũng như một mối quan hệ ép buộc. Đầu tháng 7, trang trang Change.org đã có hơn 75.000 người đã ký vào bức thư thỉnh nguyện của tác giả Mikayla Zazon đòi gỡ phim “365 Days” khỏi Netflix.

Giới chuyên môn và phần lớn khán giả đánh giá đây là một bộ phim dở, dùng các cảnh sex để thu hút người xem tò mò.

Những bộ phim gây tranh cãi năm 2020 vì 'bội thực' cảnh sex bạo liệt ảnh 2  

Dark Desire

“Dark Desire” (tựa Việt: Dục vọng đen tối) là series phim truyền hình kinh dị, giật gân, tội phạm của Mexico, do công ty Argos Comunicación sản xuất cho Netflix. Phim dài 18 tập, phim xoay quanh nhân vật Alma Solares là một giáo sư đại học đã kết hôn, nhưng đang nghi ngờ chồng ngoại tình với trợ lý. Một lần đi nghỉ cuối tuần cùng bạn thân, cô gặp chàng trai đáng tuổi con nhưng quyến rũ Dario Guerra (Alejandro Speitzer) trong một bữa tiệc, rồi bị cuốn vào chuyện tình một đêm nóng bỏng. Những tưởng gặp dịp thì chơi, Alma không ngờ gặp lại tình trẻ trong tiết học của cô, với tư cách sinh viên. Từ đó, mối quan hệ sai trái giữa họ dây dưa không dứt.

Những bộ phim gây tranh cãi năm 2020 vì 'bội thực' cảnh sex bạo liệt ảnh 3  

Thời điểm vừa phát sóng từ ngày 15/7, phim có tên trong Top 10 thịnh hành trên Netflix Việt Nam và nhiều quốc gia khác. Dù chỉ đạt 6,5/10 điểm trên IMDb, phim vẫn rất thu hút được đông đảo người xem nhờ cảnh sex.

Xem phim, khán giả bị “bội thực” bởi các phân cảnh tình yêu cấm đoán, kích thích tình dục và giết người trần trụi. Ngay ở đầu phim, Alma và Dario xảy ra “tình một đêm” trong phòng khách sạn. Người xem “đỏ mặt” vì cảnh sex được mô tả khá kỹ, trong đó có đoạn Dario hôn lên cơ thể Alma. Ở một cảnh khác, Alma nằm mơ thấy chồng cô, Leonardo Solares (Jorge Poza) – một thẩm phán có nhiều bí mật, rút súng chĩa vào người cô sau khi bắt gặp vợ trần trụi trong hồ bơi với tình trẻ. Leonardo cũng có cảnh làm tình ướt át dưới vòi hoa sen với Edith (Paulina Matos).

Cũng như “365 Days”, đa số người xem “Dark Desire” chung quan điểm, nội dung phim mờ nhạt, ngập ngụa cảnh nóng, các mối quan hệ quá nhập nhằng và không khác gì phim khiêu dâm.

Những bộ phim gây tranh cãi năm 2020 vì 'bội thực' cảnh sex bạo liệt ảnh 4  

Industry

“Industry” là series phim truyền hình dài tập của Anh do Mickey Down và Konrad Kay tạo ra. Phim được công chiếu lần đầu vào ngày 9/11 trên HBO ở Mỹ và vào ngày 10/11 trên kênh BBC Two ở Anh. Bộ phim xoay quanh những sinh viên vừa tốt nghiệp đang cố gắng gây dựng sự nghiệp tại một ngân hàng đầu tư ở London.

Khác với hai bộ phim trên, “Industry” nhận được khá nhiều đánh giá tích cực: nội dung về quá trình khởi nghiệp của 5 người trẻ hấp dẫn, lôi cuốn; diễn xuất tốt; có sự kết hợp phù hợp giữa hài hước, dí dỏm và những tình huống đầy thách thức; các nhân vật đối thoại linh hoạt…

Tuy nhiên, những điểm cộng đó bị lấn át bởi vô số cảnh sex, khỏa thân lộ liễu và sử dụng ma túy.

Những bộ phim gây tranh cãi năm 2020 vì 'bội thực' cảnh sex bạo liệt ảnh 5  

Ngay từ tập một, người xem đã được chứng kiến cảnh một trong những nhân vật chính quan hệ tình dục với một người xa lạ trong hộp đêm, người đàn ông khỏa thân phần trước và vụ tấn công đồng tính nữ trên taxi. Ở những tập tiếp theo, bộ phim truyền hình mới của BBC tiếp tục có những cảnh dung tục như quan hệ tình dục giữa các chủng tộc khác nhau, tình dục đồng tính nam, tình dục tập thể… Cảnh sex trong phim không chỉ là những phân đoạn ám chỉ về tình dục, mà vô cùng chân thực.

Những bộ phim gây tranh cãi năm 2020 vì 'bội thực' cảnh sex bạo liệt ảnh 6  

Thời điểm phát sóng, phim gây tranh cãi trên mạng xã hội. Nhiều người chỉ trích, bộ phim đang lạm dụng cảnh “nóng” trên phim dù không thực sự cần thiết, khiến phim trở nên “rẻ tiền” không khác gì phim khiêu dâm. Một bộ phận khác lại đánh giá, phim phản ánh đúng thực tế và bản chất con người hiện đại.

MỚI - NÓNG
Dải công viên ven sông Sài Gòn sắp có 'áo mới' đón tết Ất tỵ 2025
Dải công viên ven sông Sài Gòn sắp có 'áo mới' đón tết Ất tỵ 2025
TPO - Công viên chạy dọc từ cầu Ba Son đến cầu Thủ Thiêm với chiều dài hơn 1 km, tổng diện tích 10ha được đề xuất thực hiện để nối dài tổ hợp công viên ven sông Sài Gòn tạo nên sân chơi công cộng có sức chứa lớn, nhiều hoạt động mới lạ, thu hút người dân và du khách đến tham quan, giải trí, tận hưởng dòng sông.