Al Jassasiya là nơi hơn 900 hòn đá kỳ lạ, độc đáo. Nguồn: Dimitris Sideridis. |
Nằm ở bờ biển phía đông bắc Qatar, giữa những cồn cát của sa mạc cằn cỗi, Al Jassasiya là chốn nghệ thuật trên đá lớn nhất và quan trọng nhất của quốc gia vùng Vịnh.
Cách đây nhiều thế kỷ, con người đã sử dụng một loạt các mỏm đá vôi ở vùng trũng làm bức vẽ để khắc các biểu tượng, họa tiết và đồ vật mà họ quan sát được trong môi trường xung quanh.
Các nhà khảo cổ đã tìm thấy tổng cộng khoảng 900 tác phẩm chạm khắc trên đá, hay còn gọi là “tranh khắc đá” tại Al Jassasiya. Chúng chủ yếu là các biểu tượng bí ẩn được sắp xếp theo nhiều kiểu mẫu khác nhau, thường được nhìn từ trên cao nhưng cũng được mô tả theo đường thẳng, cùng với các dấu hiệu khác.
Ferhan Sakal, người đứng đầu cuộc khai quật và quản lý địa điểm tại Bảo tàng Qatar, cho biết: “Mặc dù nghệ thuật trên đá rất phổ biến ở Bán đảo Ả Rập, nhưng một số tác phẩm chạm khắc ở Al Jassasiya là độc nhất và không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác. Những tác phẩm chạm khắc này thể hiện trình độ sáng tạo và kỹ năng quan sát cao của các nghệ sĩ đã tạo ra chúng”.
Những mô hình nổi bật nhất ở bãi đá cổ này có hai hàng đá song song nhau với 7 chiếc lỗ. Biểu tượng này khiến nhiều người tin rằng, chúng được dùng để chơi mancala, một trò chơi phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Việc tạo hình những chiếc cốc trên đá cũng khá đa dạng và lạ.
Hành trình tới thế giới bên kia
Bí ẩn chiếm ưu thế trong một số tác phẩm chạm khắc ở đây. Nguồn: Dimitris Sideridis |
Frances Gillespie và Faisal Abdulla Al-Naimi đã viết trong cuốn sách “Hidden in the Sands: Uncovering Qatar's Past”: “Trên một số thuyền, mái chèo không song song như thường lệ khi dùng để chèo mà chỉ hướng vào những vị trí khác nhau”. ”
Các chuyên gia cho biết, họ chỉ có thể suy đoán lý do tại sao tại Al Jassasiya lại có mật độ chạm khắc tàu cao như vậy so với các địa điểm khắc đá ven biển khác ở Qatar.
Gillespie và Al-Naimi lưu ý: “Tàu đóng một vai trò mạnh mẽ trong niềm tin của các dân tộc cổ đại, những người coi chúng như một phương tiện mang tính biểu tượng để chuyển từ thế giới này sang thế giới tiếp theo”.
“Cả người Babylon và người Ai Cập cổ đại đều tin rằng người chết đến thế giới bên kia trên một con tàu. Thần thoại Hy Lạp kể về người lái đò Charon, người đã chở linh hồn người chết qua sông Styx đến địa ngục. Có thể hình chạm khắc trên tàu cổ nhất là ký ức dân gian từ xa xưa về thời tiền sử.”