Nhìn gần tàu ngầm Soryu thứ 7 của Nhật Bản

Tàu ngầm động cơ diesel-điện lớp Soryu thứ 7 của  Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF) được đặt tên là Jinryu với phiên hiệu 507. 
Nhìn gần tàu ngầm Soryu thứ 7 của Nhật Bản ảnh 1

Hôm 7/3, nhà thầu quốc phòng Mitsubishi Heavy Industries (MHI) đã chuyển giao chiếc tàu ngầm lớp Soryu thứ 7 cho Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF) tại một buổi lễ trang trọng tổ chức ở Kobe.

Nhìn gần tàu ngầm Soryu thứ 7 của Nhật Bản ảnh 2

Chiếc tàu ngầm động cơ diesel-điện lớp Soryu này được đặt tên là Jinryu (phiên hiệu 507) là chiếc thứ 4 được chế tạo bởi MHI (ba chiếc còn lại do nhà thầu khác thực hiện).

Nhìn gần tàu ngầm Soryu thứ 7 của Nhật Bản ảnh 3

Tàu ngầm Jinryu được khởi đóng tháng 2/2012, hạ thủy tháng 10/2014.

Nhìn gần tàu ngầm Soryu thứ 7 của Nhật Bản ảnh 4

Trước đó, vào tháng 3/2015, Nhật Bản đã đưa vào trang bị chiếc thứ 6 lớp Soryu mang tên Kokuryu số hiệu 506. Theo một số nguồn tin, JMSDF có kế hoạch trang bị 11 chiếc tàu ngầm lớp Soryu từ nay tới năm 2020.

Nhìn gần tàu ngầm Soryu thứ 7 của Nhật Bản ảnh 5

Tàu ngầm tấn công lớp Soryu là một trong những tàu ngầm động cơ diesel-điện tối tân nhất thế giới hiện nay. Nó được cho là có thể so sánh cả với tàu ngầm Kilo 636 nổi danh của Nga, thậm chí là có phần nhỉnh hơn ở khả năng lặn khi được trang bị hệ thống động cơ đẩy không khí độc lập (AIP) cho phép lặn lâu hơn dưới mặt nước.

Nhìn gần tàu ngầm Soryu thứ 7 của Nhật Bản ảnh 6

Lớp Soryu có lượng giãn nước toàn tải khi nổi là 2.900 tấn, khi lặn là 4.200 tấn, dài 84m, rộng 9,1m, mớn nước 8,5m.

Nhìn gần tàu ngầm Soryu thứ 7 của Nhật Bản ảnh 7

Soryu được trang bị hai động cơ diesel - điện Kawasaki 12V 25/25 và 4 động cơ Stirling V4-275R cho phép tàu hoạt động với tốc độ đến 20 hải lý/h dưới mặt nước, tầm hoạt động hơn 10.000km. lặn sâu đến 500m.

Nhìn gần tàu ngầm Soryu thứ 7 của Nhật Bản ảnh 8

Tàu ngầm được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533mm cho phép triển khai ngư lôi hạng nặng Type 89 và đặc biệt là tên lửa hành trình UGM-84C có tầm bắn tới 140-150km.

Theo Theo Kiến Thức
MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.