Nhiều lãnh đạo ngân hàng bị triệu tập tới phiên xử Trầm Bê

‘Đại gia’ Trầm Bê sẽ hầu tòa vào ngày mai 24/7. Ảnh: Tân Châu
‘Đại gia’ Trầm Bê sẽ hầu tòa vào ngày mai 24/7. Ảnh: Tân Châu
TPO - Trong phiên xử Công Danh, Trầm Bê cùng 44 đồng phạm dự kiến diễn ra ngày mai (24/7), TAND TP.HCM đã triệu tập 235 cá nhân, tổ chức trong đó có nhiều cán bộ lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các ngân hàng thương mại, đại diện NHNN…

Ngày mai (24/7), phiên tòa xử vụ “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB giai đoạn 2) của TAND TPHCM sẽ diễn ra như dự kiến từ ngày 24/7 đến ngày 15/8.

Ngoài ông Trầm Bê (nguyên Chủ tịch HĐTD Sacombank), vụ án còn có ông Phạm Công Danh (nguyên chủ tịch VNCB) và 44 bị cáo khác – tất cả cùng bị truy cứu tội danh “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Sai phạm khiến 46 hầu tòa do hành vi cho 29 Cty do Phạm Công Danh đứng sau vay tiền tại Sacombank, TPBank và BIDV, gây thiệt hại của VNCB hơn 6.126 tỉ đồng.

Phiên tòa ngày mai, có gần 70 luật sư tham gia bào chữa cho bị cáo; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự. Trong đó ông Trầm Bê có 2 luật sư bào chữa.

Tòa cũng triệu tập 235 cá nhân, tổ chức đến tòa với tư cách người có quyền lời nghĩa vụ liên quan và là người làm chứng. Trong đó có nhiều cán bộ lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các ngân hàng thương mại, đại diện NHNN và nhiều cá nhân là chủ các công ty tư nhân lớn…

Theo cáo trạng sẽ công tại phiên tòa ngài mai, ông Phạm Công Danh cần tiền sử dụng vào mục đích cá nhân, đã chỉ đạo cấp dưới sử dụng 29 Cty do ông Danh thành lập hoặc mượn pháp nhân, rồi lập hồ sơ khống, vay tổng cộng 6.126 tỷ đồng tại 3 ngân hàng Sacombank (1.835 tỷ đồng), TPBank (1.740 tỷ đồng) và BIDV (2.550 tỷ đồng). Gây thiệt hại toàn bộ số tiền này cho VNCB.

TAND TPHCM đã đưa ra xét xử sơ thẩm, tại phiên xử này công tố đề nghị tuyên phạt ông Trầm Bê 5-6 năm tù. Trong phần tự bào chữa, ông Trầm Bê nói rằng: “Cho tui đi tù ít thôi, để tui ngoài làm điều có ích cho xã hội”.

Ngoài ra công tố cũng đề nghị tuyên ông Phạm Công Danh 30 năm tù; Phan Thành Mai (nguyên Tổng giám đốc VNCB) 13-15 năm tù; Phan Minh Tùng (Kế toán hành chính Tập đoàn Thiên Thanh) 5-6 năm tù; Phan Huy Khang (nguyên Tổng giám đốc Sacombank) 4-5 năm tù; Nguyễn Việt Hà (Tổng giám đốc Công ty quản lý Quỹ Lộc Việt) 6-7 năm tù). 36 bị cáo khác là giám đốc các Cty do ông Danh thành lập, giám đốc, phó giám đốc các chi nhánh ngân hàng bị đề nghị từ 2-5 năm tù và cho hưởng án treo.

Về dân sự, VKS kiến nghị HĐXX tuyên buộc TPbank, BIDV và Sacombank hoàn trả cho VNCB trên 6.100 tỷ đồng; buộc ông Phạm Công Danh và các bị cáo bồi thường cho 3 ngân hàng này số tiền 6.100 tỷ đồng.

Tuy nhiên vào ngày 7/2, sau gần 1 tháng xét xử, tòa đã quyết định tuyên trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhằm làm rõ một số nội dung.

Ngày 21/6, VKS chuyển lại cho TAND TP.HCM toàn bộ hồ sơ, cáo trạng vụ án và Tòa ấn định ngày mai 24/7 sẽ tiến hành xét xử.

MỚI - NÓNG
Thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương: Nhiều thách thức nhưng cơ hội rất lớn
Thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương: Nhiều thách thức nhưng cơ hội rất lớn
TPO - Dự ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại TP. Huế, ông Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương - cho biết, sắp tới khi Trung ương cho chủ trương, Quốc hội ban hành nghị quyết thành lập thành phố trực thuộc Trung ương sẽ đặt ra nhiều thách thức nhưng cũng có cơ hội rất lớn cho Thừa Thiên - Huế.