Sả, sả chanh hay cỏ sả - tên khoa học Cymbopogon Citratus Stapf, thuộc họ lúa – Poaceae. Sả là một loại cây hương liệu có mùi thơm được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực Ấn Độ, Việt Nam, Malaysia và Thái Lan.
Sả dùng làm gia vị
Sả là một gia vị được dùng trong chế biến nhiều món ăn, chủ yếu là để kích thích tiêu hóa, khử được mùi tanh của cá, thịt, giúp thức ăn thêm thơm ngon. Dùng sả làm gia vị để hỗ trợ một số món ăn sau:
- Sả dùng để làm món ướp chiên, súp và các món cà-ri, các món chế biến từ thịt gia cầm, cá và hải sản…
- Sả có thể kết hợp rất ăn ý với nước cốt dừa, đặc biệt là với thịt gà hoặc hải sản…
- Sả cũng được sử dụng trong trà hoặc được sử dụng trong dưa chua và các loại nước ướp hương liệu.
Chữa bệnh bằng sả
Theo Đông y, sả được dùng với tên thuốc là hương mao hay hương thảo. Dược liệu có vị the, cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, sát khuẩn, chống viêm, hạ khí, thông tiểu, tiêu đờm... Thường được chỉ định dùng điều trị các bệnh như: dau đầu, đau bụng, ỉa chảy, thấp khớp, cầm máu, kinh nguyệt không đều, phù sau khi sinh…
Một số bài thuốc chữa bệnh từ sả:
1. Giải rượu: Một bó sả giã nát, thêm nước lọc, gạn lấy một chén. Người say rượu nặng uống vào sẽ nhanh chóng tỉnh và đỡ mệt, đỡ nhức đầu.
2. Cảm cúm: Nồi nước xông gồm lá sả, lá tre, lá bưởi (hoặc lá chanh), lá tía tô, lả ổi. Trước khi xông nên múc sẵn một chén để riêng, xông xong uống rồi đắp chăn nằm một lúc sẽ đỡ (bài thuốc gia truyền).
3. Nhức đầu do thời tiết: Lá sả, lá tía tô, lá kinh giới, lá ngải cứu (thiếu một thứ cũng được), thêm 3-4 củ tỏi, nấu nước xông.
4. Chữa đau bụng tiêu chảy do lạnh (kèm theo nóng rét, nhức đầu, sôi bụng...): Củ sả 12g, vỏ quít khô 12g, búp ổi 12g, củ gấu 20g, gừng tươi 3 lát. Đổ 2 bát nước sắc còn 1 bát uống nóng.
Làm đẹp với tinh dầu sả
Tác dụng chính của sả là ở tinh dầu, chiết xuất từ lá và rễ sả, với hàm lượng tinh dầu cao từ 8-10%. Vì vậy, tinh dầu sả có rất nhiều tác dụng không chỉ với việc làm đẹp mà còn giúp chữa bệnh.
- Làm đẹp tóc: Khi ta vò lá sả thấy có một mùi thơm đặc biệt phảng phất mùi thơm của chanh. Ví vậy,Phụ nữ thường lấy lá sả nấu nước gội đầu làm thơm, sạch gàu, trơn tóc, tránh những bệnh về tóc và da đầu.
- Hỗ trợ làn da: tinh chất sả là một nguyên liệu không thể thiếu trong ngành công nghiệp mỹ phẩm vì nó có rất nhiều lợi ích cho da. Tinh dầu sả cải thiện chất lượng da như giảm mụn trứng cá và mụn nhọt, làm săn chắc các cơ và các mô trong cơ thể, ngăn viêm mổ mỡ thừa, xông hơi sát trùng không khí và xoa dịu sự mệt mỏi.
- Chống lão hóa: Trong tinh dầu xả có chứa nhiều chất khoáng, vitamin, chất chống ôxy hóa… có tác dụng ngăn ngừa lão hóa và bệnh tật.
- Đuổi côn trùng: Tinh dầu sả bôi lên da hoặc phun trong nhà có thể xua đuổi được ruồi, muỗi và các loài côn trùng khác như dĩn, bọ chét... do đó thường được dùng làm thuốc trừ muỗi và khử mùi hôi.