Trẻ em ở Trung Quốc vui đùa trong nước xà phòng bên ngoài khi đợt nắng nóng đẩy nhiệt độ lên tới 45 độ C. Ngày 3-5 tháng 7 là những ngày nóng nhất từng được ghi nhận. (Ảnh: VCG/Getty). |
Mặc dù nhiệt độ này không đặc biệt cao, nhưng chúng đại diện cho mức trung bình toàn cầu, kết hợp các phép đo từ cả Bắc bán cầu và Nam bán cầu, nơi hiện đang là mùa đông.
Nắng nóng kỷ lục toàn cầu kể từ 1979
Các chuyên gia cho biết, vệt nóng kéo dài ba ngày qua có thể được thúc đẩy bởi biến đổi khí hậu, cũng như sự xuất hiện của El Niño, một kiểu khí hậu đặc trưng bởi nhiệt độ bề mặt nước biển ấm áp xung quanh đường xích đạo về phía bờ biển Thái Bình Dương của Nam Mỹ. Các sự kiện El Niño có thể thay đổi điều kiện khí quyển đủ để tăng các đợt nắng nóng trên khắp thế giới.
Kim Cobb, nhà khoa học khí hậu tại Viện Công nghệ Georgia, Mỹ, nói: “Thật hữu ích khi nhớ rằng Thái Bình Dương bao phủ gần một nửa hành tinh. Trong một sự kiện El Nino, một phần rất lớn của hành tinh đang ... đẩy nhiệt độ lên mức trung bình toàn cầu."
Bộ phân tích khí hậu lấy dữ liệu từ các công cụ đo lường khí quyển, quan sát bề mặt và vệ tinh để ước tính nhiệt độ trung bình toàn cầu. Mặc dù vậy, Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia của Mỹ cho biết, họ sẽ xem xét các phép đo này khi tính toán kỷ lục nhiệt độ của nó.
Mỹ: 13 người chết vì nắng nóng
Tháng 7 năm nay không phải là tháng duy nhất phá kỷ lục. Dịch vụ Biến đổi Khí hậu Copernicus của Liên minh Châu Âu phát hiện ra rằng, tháng 6 vừa qua là tháng nóng nhất từng được ghi nhận, trung bình nóng hơn 0,2 độ C so với tháng 6 năm 2022. Các đợt nắng nóng nguy hiểm đã hoành hành ở các bang miền đông nam nước Mỹ trong tuần qua, cũng như Texas, nơi có ít nhất 13 người chết vì các bệnh liên quan đến nhiệt.
Các nhà khoa học dự đoán rằng, sóng nhiệt biển liên quan đến El Niño có thể tàn phá quần thể cá và san hô, tương tự như sự kiện El Niño năm 2016, gây ra sự kiện tẩy trắng san hô lớn nhất toàn cầu được ghi nhận.
Đối mặt với các mối đe dọa kết hợp của biến đổi khí hậu và El Nino, thế giới hiện nay có nhiều khả năng không vi phạm mức tăng nhiệt độ 1,5 độ C — mục tiêu được thiết lập theo Thỏa thuận Paris 2015 nhằm tránh những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu trong vòng 5 năm tới , theo báo cáo tháng 5 của Tổ chức Khí tượng Thế giới.