Nhật ký đời tôi, Chế Linh, thế nào?

Chánh Tín diện veston đỏ làm MC cho đêm nhạc Chế Linh Ảnh nhỏ: Chế Linh vẫn không thể thiếu Hoàng Tiến? (ảnh chụp tối 9-6) Ảnh: Hoàng Lan Anh
Chánh Tín diện veston đỏ làm MC cho đêm nhạc Chế Linh Ảnh nhỏ: Chế Linh vẫn không thể thiếu Hoàng Tiến? (ảnh chụp tối 9-6) Ảnh: Hoàng Lan Anh
TP - Chủ nhân đêm nhạc Nhật ký đời tôi khẳng định anh không hề có ý định ngưng ca hát thời điểm này, hoặc chỉ hát đêm duy nhất trong lần trở về này như báo chí đã đưa - “Chế Linh không tuyên bố hồ đồ như thế”.

> Chế Linh và 'Nhật ký đời tôi'

Chánh Tín diện veston đỏ làm MC cho đêm nhạc Chế Linh Ảnh nhỏ: Chế Linh vẫn không thể thiếu Hoàng Tiến? (ảnh chụp tối 9-6) Ảnh: Hoàng Lan Anh
Chánh Tín diện veston đỏ làm MC cho đêm nhạc Chế Linh Ảnh nhỏ: Chế Linh vẫn không thể thiếu Hoàng Tiến? (ảnh chụp tối 9-6) Ảnh: Anh Hoàng.

Gặp lại người cũ - bầu Tiến

Thông cáo báo chí đêm nhạc Nhật ký đời tôi ghi rõ: “Đêm nhạc duy nhất đánh dấu sự trở về của ông trước khi trở lại định cư ở Canada và tạm ngừng các hoạt động âm nhạc ở quê nhà”.

Poster chương trình cũng: Biểu diễn một đêm duy nhất 20h thứ 7 ngày 9-6-2012. Còn website của Hãng phim châu Á do ông Hoàng Tiến làm giám đốc, nơi quảng bá và bán vé chương trình, cũng đưa những bài báo y sì nhau, nào là làm show để giã từ Hà Nội; tạm ngừng ca hát..v..v…

Cần nhắc lại, Hoàng Tiến chính là bầu của Chế Linh, chủ trò của loạt bê bối 6 tháng trước, mà đỉnh điểm khiến cho Sở VHTTDL thành phố Hồ Chí Minh phải hủy chương trình đã bán hết vé.

Vừa bước ra sân khấu đêm 9-6, nhân vật chính phi lộ "Chế Linh không tuyên bố hồ đồ như thế, như báo chí đã viết" (ngưng hát, chỉ diễn đêm duy nhất). Còn cuối chương trình, MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên tuyên bố hẹn gặp lại khán giả ở đêm sau, nghĩa là chẳng có “duy nhất”, “tạm ngưng” nào cả. Vậy chẳng biết “duy nhất” vừa qua được dùng với mục đích tạo ra tình trạng khan hiếm giả tạo hay giữa hai bên, có một bên hồ đồ thật. Ai?

Suốt buổi, Hoàng Tiến lúc thì đóng vai người quan trọng ở hậu đài, lúc đi lại như mắc cửi trước mặt báo giới và khán giả.

Người đứng đầu Sở VHTTDL Hà Nội kể, phát hiện sai phạm mới, gặp hai người đàn ông đang treo băng rôn ông bảo gọi Tiến đến đây, Tiến thuê chứ gì, cả hai ú ớ rồi nhìn nhau im lặng.

Sơ sơ, Sở đã phạt chương trình này 6 triệu đồng vì tội chưa cho phép đã treo băng rôn, đợt sau phạt 8 triệu vì treo sai nơi qui định.

Ông hỏi người đứng đầu Cty CM (Nam Sách- Hải Dương) đứng tên tổ chức chương trình này rằng, vốn pháp định của cô bao nhiêu, cô làm thế nào liên hệ được với Chế Linh, cũng lại im lặng kéo dài.

Ngày nay nói như ông Trương Nhuận sếp bên Nhà hát Tuổi trẻ: 1 triệu đồng là thành lập được công ty. Còn Phó giám đốc Sở VHTTDL Hà Nội cũng tỏ ra không hề ngạc nhiên trước tình huống Hoàng Tiến đứng ra thuê những người này.

Rõ ràng, câu chuyện hài hước trong quản lý biểu diễn chưa biết bao giờ mới có hồi kết.

Thử tưởng tượng một công ty không ai biết ở Nam Sách, do người “ăn không nên đọi nói không nên lời” điều hành, lại tổ chức được sô diễn toàn ca sĩ hải ngoại giá ngất ngư, địa điểm oách nhất nước, vé bán mấy triệu đồng?

Nhật ký đời ai?

70 tuổi không hát nhép, được như Chế Linh rõ là kỳ tích. Nên 70 không ai nỡ gọi ông là vì vậy, chỉ anh thôi.

Phong cách của anh gợi nhớ ca sĩ Pháp lừng danh Tino Rossi- người rất có ảnh hưởng đến các ca sĩ Việt Nam thời kỳ đầu tân nhạc.

Người được mô tả là hát rất hay nhưng cầm đàn ghi-ta như cầm cái chảo lớn, và bước ra sân khấu thì như người ra nghe điện thoại.

Năm ngoái, Chế Linh đặt tên cho chương trình của mình ở Hà Nội là Chế Linh 30 năm tái ngộ. Sở không đồng ý: Gặp bao giờ mà tái ngộ?

Nay chưa đi xem, có người thắc mắc nhật ký đời tôi liệu có nói quá? Thế còn những khoảng trống, khoảng tối, góc khuất của cuộc đời, có đưa vào không?

Nghe ra có vẻ khán giả kia đã tham vọng. Hai tiếng rưỡi đồng hồ cho thấy Nhật ký đời tôi chỉ đơn giản là cách giật tít bằng tên bài hát, nếu không Nhật ký đời tôi thì có thể là Nụ cười chua cay hay Ngày vui qua mau gì đó, đại
loại thế.

Rất nhiều bài hát không liên quan “đời” Chế Linh. Tư thế và tiết mục của ca sĩ khách mời cũng vậy. Kịch bản chương trình- không có. Thiết kế sân khấu- mauvais gout và không liên quan.

Màn hình chính làm nền cho sân khấu chỉ không tải quảng cáo kiểu cao đơn hoàn tán như lần trước, còn nội dung- không dính dáng, với toàn ảnh phong cảnh là chính.

Nó thường có những minh họa vui vui, như khi Chế Linh hát tiếng chuông chùa chầm chậm thê lương thì màn pháo hoa tung tóe hiện ra. Thành phố buồn hóa ra Hòn ngọc Viễn Đông.

Cũng có lúc “kịch bản” điểm xuyết được “nhật ký đời Tín” (Chánh Tín), “nhật ký đời Lê” (Quang Lê). Trước khi Giao Linh hát Nỗi buồn hoa phượng, Kỳ Duyên đề nghị Chánh Tín hồi tưởng kỷ niệm cắp sách và anh trần tình khá khó khăn về một mối tình không thành.

Ngôi sao điện ảnh thập niên 80 từng kể trên báo rằng ngày đó có người chỉ nhìn thấy anh đã ngất xỉu. Nay được giới thiệu là bạn thân thiết của Chế Linh nhưng hai người không giao đãi được kỷ niệm nào trong đời thực hoặc âm nhạc cho khán giả thư giãn
chút đỉnh.

Đây có lẽ cũng là một đêm nhạc sến đúng nghĩa khi có đến mấy lượt sân khấu chết, nhường chỗ cho các fan nữ cao tuổi tiến đến sát sân khấu loay hoay mở túi nhét quà (tiền?) tận tay ca sĩ.

Quang Lê trong lúc chờ quà, kể những chuyện đại loại đây là mẹ, cô yêu anh hết mực, anh đi hát tỉnh nào cũng theo: Mẹ đang tìm tiền cho con phải không ạ, gì chứ tiền thì mấy con cũng chờ; Ai mời ăn Quang Lê đi ngay miễn là trả tiền cho Quang Lê.

Nghe Chế Linh giao lưu vài lần sẽ thấy âm hưởng chủ yếu xoay quanh mắc nợ trả nợ; kiếp này kiếp sau; còn khán giả còn Chế Linh (đêm đầu tiên, 21-10-2011 anh bảo: còn Chế Linh còn khán giả). Giá vé bét nhất 500 trăm ngàn. Ghế tốt 2 triệu trở lên. Loại gọi là “vé VIP danh dự”- 3 triệu đồng.

Khán giả Hà Nội vẫn nồng nhiệt. Quá lắm như anh chàng MC Phan Anh tự nhiên lại nhảy ra sân khấu buôn chuyện bóng đá, thì họ mới phải vỗ tay đuổi vào.

Có người bỏ về giữa chừng nhưng như đã nói, đa số sẵn sàng chịu đựng cảnh các fan chôn chân lẩn thẩn moi quà ấn tận tay ca sĩ.

Ca sĩ khách mời như Sơn Tuyền, ngoài chất giọng axit a-xê-tic thì giao lưu cũng độc đáo: Khán giả ơi khán giả có khỏe không, khỏe nhé, ai lớp viu…

Không có kịch bản nên khi Chánh Tín đến muộn, Kỳ Duyên đành chữa cháy kiểu sao ở đây, tưởng em đi show Ba Lan cơ mà (với Phan Anh- MC bất đắc dĩ); Anh Chế Linh ảnh muốn về trước 11h để coi bóng đá nên khán giả yên tâm sẽ được về sớm.

Tả thời tiết, nếu người về từ nước Mỹ không nói được câu đắt kiểu như mùa đông lạnh nhất nước Mỹ chính là mùa hè ở San Francisco thì cũng không phải là kiểu này đó chứ: Đến mùa hè Hà Nội thấy nóng đến Hà Nội mùa đông thấy lạnh.

MC như thế, kịch bản như thế, thiết kế sân khấu và khách mời hát với tinh thần giao lưu như vậy- Chế Linh lại trở về hay Chế Linh chưa đi đã về đâu có khác.

Đơn giản như Chế Linh?

Năm ngoái sau xì căng đan lớn, Chế Linh tuyên bố trên báo còn lâu lắm mới về hát, có thể không bao giờ vì tôi quá buồn quá sốc. Nhất là không lựa được bầu nào ngoài Hoàng Tiến thì thôi.

Ngay sau đó anh lại bảo cũng có thể tôi vẫn chọn Hoàng Tiến. Có báo giật tít: Chóng mặt với chuyện giận hờn của Chế Linh!

Nhớ lại vào thời điểm nóng, người của Chế Linh chạy được giấy phép biểu diễn ở Hà Nội trong tình thế hiểm nghèo, bạn đọc Tiền Phong viết bình luận gửi đến: Không khéo nó lại chiếm cả VTV1. Hóm! Và Chế Linh hóa ra cũng đâu đơn giản, chỉ là một người nói trước quên sau.

Công luận đã chỉ ra sự bất cập trong qui chế 47 khi mà nơi thì hủy giấy phép nơi thì cấp bồi, như cú tát vào mặt nhau.

Sau đó, Cục NTBD tuyên bố sẽ bổ sung nghị định mới đề nghị bỏ giấy tiếp nhận tại các địa phương và chỉ cấp phép tổ chức biểu diễn một lần. Đã vi phạm là thu hồi giấy phép cả công ty tổ chức biểu diễn lẫn nghệ sĩ.

“Thử hỏi, anh về nước mình hoặc ra nước ngoài, anh chọn nhà tổ chức vi phạm hết lần này lần khác. Lần về sau lại tái phạm dù anh nói đã chọn nhà tổ chức khác, như thế có đứng đắn không”- Giám đốc Sở VHTTDL Phạm Quang Long nói.

“Cô giám đốc công ty ở Hải Dương đến nộp phạt, xin xỏ nọ kia, rồi làm những động tác khiến tôi phải nói nặng rằng đừng tưởng ai làm việc cũng vì tiền. Chỉ cần các người đừng làm bẩn thành phố của chúng tôi”.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Sắp thử tải cầu vượt biển hàng đầu Việt Nam
Sắp thử tải cầu vượt biển hàng đầu Việt Nam
TPO - Ngày 13/12, Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Định cho biết đã thông báo tổ chức giao thông tạm thời qua cầu Thị Nại, TP. Quy Nhơn. Thời gian xếp xe thử tải bắt đầu từ lúc 8h đến 22h ngày 15/12. Đây là cầu vượt biển đầu tiên được xây dựng ở Việt Nam, hiện là cầu vượt biển dài thứ 2, sau cầu Tân Vũ - Lạch Huyện ở Hải Phòng.