Nhật Bản dùng judo cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Quốc

Võ sinh Derek Sua đang tập với vị huấn luyện viên judo người Nhật Bản. (Ảnh: Reuters)
Võ sinh Derek Sua đang tập với vị huấn luyện viên judo người Nhật Bản. (Ảnh: Reuters)
TPO - Trong một nhà thờ rất lớn nằm gần trụ sở quốc hội Samoa, võ sinh judo Derek Sua  bị vị huấn luyện viên người Nhật Bản vật xuống sàn.

Anh Sua rất thích khóa học này, dù judo là môn khó tiếp cận đối với người Samoa, một quốc đảo nhỏ trên Thái Bình Dương. 

Nhưng giờ cơ quan hỗ trợ phát triển Nhật Bản đang mở lớp dạy miễn phí, nhằm giúp anh Sua nâng cao trình độ để có thể đủ tiêu chuẩn tham gia Thế vận hội 2020 tại Tokyo.

“Không dễ chút nào, vì những người sống trên đảo như chúng tôi có khả năng cạnh tranh hạn chế. Chunhs tôi cần chi phí để ra nước ngoài và thi đấu”, Sua nói.

Anh cho biết anh sẽ sang Nhật Bản vào tháng 8 cùng một số người Samoa khác để được huấn luyện thêm, theo lời mời mà anh mô tả là thể hiện sự thiện chí giữa hai nước.

Nhưng các chuyên gia cho rằng những lời mời như vậy là một phần nỗ lực ngoại giao của Mỹ và các đồng minh, bao gồm Nhật Bản, nhằm đẩy lùi ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở khu vực này, bao gồm cả các hoạt động thể thao.

Được gọi là ngoại giao “mềm” hoặc ngoại giao văn hóa, những chương trình như vậy có thể mở rộng ra các lĩnh vực ngôn ngữ và nghệ thuật, nhằm thúc đẩy các mục tiêu chính sách đối ngoại.

Dù có diện tích rất nhỏ, các quốc đảo ở Thái Bình Dương nhằm trên khu vực giàu tài nguyên biển và có các cơ sở hạ tầng quan trọng, như sân bay và bến cảng, vì thế thu hút sự quan tâm của Trung Quốc nhằm chống lại ảnh hưởng của Mỹ.

Tuần trước, Bộ trưởng Thế thao Samoa Loau Keneti Sio cho biết Trung Quốc đã gửi lời mời một lực lượng đông đảo vận động viên trẻ, từ cầu lông đến bóng chuyền, sang Trung Quốc huấn luyện vào cuối năm nay.

Trung Quốc từng đón các vận động viên Samoa sang huấn luyện trước thêm Thế vận hội Thái Bình Dương, một giải đấu kiểu Olympic được tổ chức ở Samoa vào tháng 7 năm nay. Trung Quốc cũng giúp đào tạo đầu bếp và vũ công cho lễ khai mạc và bế mạc, ông Sio cho biết.

Trung Quốc cũng thực hiện các sáng kiến quyền lục mềm ở những nơi khác trên Thái Bình Dương, như đón các vận động viên bóng bàn sang Trung Quốc để được huấn luyện với các huấn luyện viên đẳng cấp thế giới.

Ngoại giao judo tương tự sáng kiến của các đồng minh khu vực Úc và New Zealand với môn bóng bầu dục, nhằm tăng cường quan hệ với các quốc đảo Thái Bình Dương.

Bắt nguồn từ Nhật Bản, judo lợi dụng sức tóm và quăng quật, tạo ra các kỹ thuật hiệu quả cho các cuộc thi đấu võ tổng hợp.

Trên sàn tập ở Samoa, huấn luyện viên của Sua, ông Kohei Kamibayashi, nói rằng judo là một môn thể thao mà hầu hết những võ sinh mạnh nhất không phải lúc nào cũng chiến thắng trong thi đấu.

Huấn luyện viên người Nhật nói rằng võ sinh người Samoa giỏi nhất của ông, vận động viên từng thi đấu tại Olympics ở Brazil, phải chuẩn bị đối mặt với những đối thủ mạnh nhất trong hạng cân 100kg.

Ông Kamibayashi nói rằng ông đang giúp anh Sua hoàn thiện kỹ thuật “seoi-nage”, rất hiệu quả để quật ngã đối phương.

Dù người Samoa về tự nhiên đã hợp với judo, nhưng môn thể thao này vẫn phải cạnh tranh để giành được chỗ đứng trên hòn đảo.

“Có thể môn thể thao khác có thể sẽ lấn át ở đây nếu được nhiều người quan tâm”, anh Sua nói.

Theo theo Reuters
MỚI - NÓNG
Thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương: Nhiều thách thức nhưng cơ hội rất lớn
Thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương: Nhiều thách thức nhưng cơ hội rất lớn
TPO - Dự ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại TP. Huế, ông Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương - cho biết, sắp tới khi Trung ương cho chủ trương, Quốc hội ban hành nghị quyết thành lập thành phố trực thuộc Trung ương sẽ đặt ra nhiều thách thức nhưng cũng có cơ hội rất lớn cho Thừa Thiên - Huế.