Nhật Bản chuẩn bị tiếp nhận lao động Việt Nam theo diện mới

Lao động Việt Nam tại một công trường xây dựng ở Tokyo ẢNH: Nikkei Asian Review
Lao động Việt Nam tại một công trường xây dựng ở Tokyo ẢNH: Nikkei Asian Review
TP - Từ tháng 4 năm nay, Nhật Bản thiết lập tư cách lưu trú mới mang tên “kỹ năng đặc định” nhằm giải quyết tình trạng thiếu lao động trầm trọng. Ngày 1/7 vừa qua, Việt Nam và Nhật ký Bản ghi nhớ hợp tác về đưa lao động Việt Nam sang Nhật theo diện này. Hai bên đang trong quá trình chuẩn bị để triển khai trên thực tế.

Chiều 23/7, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức hội thảo cung cấp thông tin về tư cách lưu trú “kỹ năng đặc định”.

Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Umeda Kunio cho biết, chương trình “kỹ năng đặc định” khác với chương trình “thực tập sinh kỹ năng” mà Nhật Bản thực hiện lâu nay. Chương trình “thực tập sinh kỹ năng” tiếp nhận du học sinh vừa học vừa làm thêm, để những người này học tập các kỹ năng để sau này trở về nước làm việc. Còn lao động theo diện “kỹ năng đặc định” dành cho những lao động nước ngoài từ 18 tuổi trở lên, không thuộc diện cấm xuất cảnh, có trình độ chuyên môn và kỹ năng nhất định, có khả năng làm việc ngay. Họ sẽ được hưởng chính sách đãi ngộ tương đương với lao động người Nhật trở lên.

Ông Vũ Trường Giang, trưởng phòng Nhật Bản, Đông Nam Á thuộc Cục Quản lý lao động ngoài nước (DOLAB), Bộ LĐ-TB&XH, cho biết tư cách lưu trú của lao động thuộc chương trình mới sẽ được phân thành hai diện: kỹ năng đặc định số 1 và kỹ năng đặc định số 2.

Lao động thuộc diện “kỹ năng đặc định số 1” gồm những người có kiến thức, kỹ năng, trình độ tiếng Nhật và kinh nghiệm nhất định... Những người thuộc diện này được lưu trú ở Nhật tối đa 5 năm; được phép thay đổi nơi làm việc (cùng ngành); không được mang theo vợ/chồng và con.

Có 14 ngành nghề dành cho lao động “kỹ năng đặc định số 1” với tổng số 345.150 người sẽ được tiếp nhận trong 5 năm, bao gồm: xây dựng; nông nghiệp, nhà hàng ăn uống, vệ sinh tòa nhà, hàn cơ khí, lưu trú khách sạn; điện, thông tin điện tử; bảo dưỡng/sửa chữa ô-tô; hộ lý chăm sóc người cao tuổi; hàng không phục vụ mặt đất và bốc xếp hành lý; đóng tàu; thực phẩm; ngư nghiệp; công nghiệp rèn đúc.

Lao động “kỹ năng đặc định số 2” gồm những lao động đã trải qua “kỹ năng đặc định số 1”, thi đỗ kỳ thi được xác định là có tính chuyên môn cao và có thể đáp ứng được công việc đòi hỏi kỹ năng điêu luyện hơn. Diện này hiện chỉ áp dụng với 2 nghề là xây dựng và đóng tàu. Thời gian lưu trú căn cứ theo thời gian hợp đồng, Tổng cục Quản lý xuất nhập cảnh và lưu trú sẽ gia hạn visa từ 1-3 năm cho mỗi lần xin gia hạn. Lao động thuộc diện này được mang theo vợ/chồng và con trong thời gian làm việc tại Nhật. Người lao động được hưởng các chế độ lao động, lương, bảo hiểm, ý tế...như đối với công dân sở tại.

Theo các điều khoản trong Biên bản ghi nhớ hợp tác mà Việt Nam và Nhật Bản ký từ đầu tháng này, hai nước sẽ phối hợp thực hiện để thực hiện đúng chương trình, ngăn chặn các môi giới trung gian thiếu đạo đức, loại trừ các đơn vị, cá nhân lợi dụng đưa người lao động đi làm việc tại Nhật Bản trái pháp luật, và tăng cường bảo đảm quyền lợi của lao động đặc định.

Theo quy định về tổ chức kỳ thi, hai nước sẽ phối hợp thực hiện, đầu mối thông báo phía Nhật Bản là ĐSQ Nhật Bản tại Việt Nam, còn phía Việt Nam là DOLAB. Phía Nhật Bản chỉ tiếp nhập lao động kỹ năng đặc định phái cử từ doanh nghiệp được Bộ LĐ-TB&XH cấp phép; chỉ cấp tư cách lưu trú sau khi người lao động hoàn thành các thủ tục theo quy định của pháp luật Việt Nam và có tên trong danh sách do DOLAB cấp.

MỚI - NÓNG
Đường qua khu đô thị cao cấp ở Huế như 'bẫy người'
Đường qua khu đô thị cao cấp ở Huế như 'bẫy người'
TPO - Đường Lê Đức Anh đi qua các khu đô thị cao cấp, kiểu mẫu thuộc phường Thủy Vân (TP. Huế) thời gian gần đây luôn trong tình trạng ngập nước, mặt đường bị các phương tiện vận tải cày xới, băm nát nhưng không được duy tu, sửa chữa kịp thời khiến tai nạn xe cộ thường xuyên xảy ra. 
Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh - Bài 5: Hồi sinh quạt cổ
Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh - Bài 5: Hồi sinh quạt cổ
TP - Qua bàn tay khéo léo, kiên trì của người thợ lão luyện, những chiếc quạt cổ sáng bóng trở lại và chạy êm ru. Quạt cổ phả ra làn gió nhẹ, mơn man khiến chủ nhân như đang được ngồi giữa cánh đồng bát ngát. Trong thời buổi con người vật lộn, sống gấp như hiện nay thì ai cũng muốn có được những giây phút thư thái như thế…