Nhập khẩu 50% máy móc thiết bị sản xuất thuốc

Nhập khẩu 50% máy móc thiết bị sản xuất thuốc
TPO -

Nhập khẩu 50% máy móc thiết bị sản xuất thuốc

> Cần kinh phí duy trì và mở rộng chương trình Methadone sau 2015
> Việt Nam sẽ sản xuất methadone
> Chất lượng dược liệu bị thả nổi

TPO - Theo chủ chương của Bộ Y tế, mục tiêu đến năm 2015 sản xuất dược phẩm trong nước phải đáp ứng được 70% nhu cầu và đến năm 2020 là 80%, mà hiện tại năng lực sản xuất của các Công ty dược tại Việt Nam mới chỉ đáp ứng được 50- 55% nhu cầu thuốc chữa bệnh trong nước.

Để đạt được mục tiêu đề ra, nhu cầu về đầu tư mới và đầu tư mở rộng sản xuất của các công ty dược trong những năm tới là rất lớn đặc biệt là trang thiết bị phục vụ sản xuất cho các nhà máy sản xuất thuốc tân dược và cả hệ thống sản xuất thuốc có nguồn gốc từ dược liệu.

Phát triển sản xuất máy móc thiết bị phục vụ sản xuất thuốc là một trong số các yếu tố để phát triển mạnh mẽ hơn nữa sản xuất thuốc trong nước. Hiện tại khoảng 50% máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất dược phẩm của các công ty sản xuất dược phẩm trong nước vẫn là nhập khẩu, nhưng xu hướng các Công ty dược chọn thiết bị ngoại để đầu tư cho nhà máy của mình đang giảm dần.

Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất trong nước nhập khẩu đến 50% thiết bị sản xuất. Thiết bị sản xuất được nhập khẩu từ các nước tiên tiến (Châu Âu, Mỹ, Nhật..) có giá rất cao (hơn khoảng từ 40 - 60%) so với mua trong nước. Trong khi đó xét về mức độ hiện đại, chất lượng, tính năng kỹ thuật máy sản xuất trong nước hiện nay đã không thua kém, thậm chí còn có những điểm ưu việt hơn và thích hợp hơn: phù hợp với khí hậu, phù hợp với trình độ sử dụng của Công nhân, việc bảo trì bảo dưỡng dễ đáp ứng,...

Đối với các thiết bị từ các nước có trình độ kỹ thuật công nghệ thấp hơn như An Độ, Korea, Đài Loan thì thương hiệu, chất lượng, mức độ hiện đại đến nay đã không hơn máy sản xuất trong nước, so về giá thì lại cao hơn máy trong nước khoảng từ 25 - 35%, nhưng với một số loại thiết bị cần thiết trong dây chuyền sản xuất dược phẩm như: Dây chuyền làm viên nang mềm (trong nước chỉ làm được 70% danh mục thiết bị trong dây chuyền), dây truyền thuốc tiêm nước, một số loại thiết bị dùng kiểm nghiệm (Máy đo độ hoà tan, máy đo độ tan rã, máy đo độ cứng viên, máy sắc ký…) , nên những loại thiết bị trong nước chưa sản xuất hoặc đã sản xuất nhưng với số lượng không đủ nhu cầu, thì các công ty dược vẫn phải nhập khẩu. Đánh giá chung thì khả năng cạnh tranh của thiết bị nhập khẩu từ những nước này không có áp lực lớn.

Trong những năm trước đây, nhiều công ty dược đã dùng máy của Trung Quốc, một mặt vì năng lực sản xuất trong nước còn nhỏ không đủ đáp ứng nhu cầu, một mặt là do giá bán thấp. Nhưng xu thế dùng thiết bị của Trung Quốc ở các công ty dược Việt Nam đã giảm rõ rệt do máy của Trung Quốc tuy rẻ nhưng có nhiều khuyết điểm.

Thái Hà

Theo Viết
MỚI - NÓNG