Tuy nhiên, đứng trên đỉnh cao của tiền bạc và danh vọng, nhưng cuộc sống cá nhân của Thẩm Thúy Hằng lại khá nhiều bi kịch. Năm 1959 bà bị ép kết hôn và làm mẹ đơn thân vào năm 1964 sau khi ly dị. Tới năm 1970, Thẩm Thúy Hằng lên xe hoa lần thứ hai với một người đàn ông có vị trí lớn trong xã hội. Nhưng ông đã qua đời năm 2003, để lại mình bà lẻ loi.
Mỹ nhân thứ hai chính là Kiều Chinh, tên khai sinh là Nguyễn Thị Chinh, sinh năm 1937 tại Hà Nội. Bà là nữ diễn viên nổi tiếng ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975 cũng như là một trong bốn mỹ nhân đình đám ở Sài Gòn những năm trước 1975, Kiều Chinh gây ấn tượng với nhiều người bởi vẻ đẹp khá hiện đại.
Người thứ ba trong tứ đại mỹ nhân Sài thành là Kim Cương, bà sinh năm 1937, được mệnh danh là một kỳ nữ của làng sân khấu kịch nói miền Nam lúc bấy giờ bởi không chỉ thu hút khán giả bằng tài năng diễn xuất mà còn bằng nhan sắc mặn mà của mình.
Xuất thân từ gia đình có truyền thống nghệ thuật lâu đời, có mẹ là cố NSND Bảy Nam nên NSND Kim Cương sớm tiếp xúc với sân khấu.
Khác với người bạn thân Thẩm Thúy Hằng, tên tuổi NSND Kim Cương lại gắn liền với sân khấu kịch nói hơn là điện ảnh, mặc dù bà cũng tham gia đóng phim không ít.
Bà nổi tiếng trong những vai kịch buồn rơi nước mắt hay những vai dí dỏm. Giữa thập niên 1950, ký giả Nguyễn Anh Ca đặt biệt hiệu "kỳ nữ" cho bà, từ đó mọi người biết đến danh hiệu Kỳ nữ Kim Cương.
Đồng thời, Kim Cương từng soạn nhiều kịch bản kịch nói với bút danh Hoàng Dũng, nổi tiếng với kịch bản "Lá sầu riêng" (1963),về sau từng đi tu nghiệp Bulgaria ngành đạo diễn.
Mặc dù sự nghiệp đỉnh cao nhưng nữ nghệ sĩ lại khá lận đận trong chuyện tình cảm, bà từng trải qua 5 lần lỡ dở tình duyên. Đến nay, ở tuổi 80, bà sống vui vẻ bên con cháu và vẫn hết mình cống hiến cho công tác thiện nguyện của nước nhà.
NSND Kim Cương.
Cuối cùng, tứ đại mỹ nhân phải nhắc đến cố nghệ sĩ Thanh Nga, bà tên thật là Juliette Nguyễn Thị Nga sinh năm 1942 tại Tây Ninh, là bạn thân với với NSND Kim Cương và NSƯT Thẩm Thúy Hằng, tuy nhiên con đường nghệ thuật của NSƯT Thanh Nga lại tỏa sáng trong lĩnh vực sân khấu cải lương.
Thập niên 1960-1970, nhắc đến Thanh Nga, có thể nói là không ai không biết đến tên tuổi của bà với nhan sắc và tài năng thuộc hàng bậc nhất ở Sài Gòn. Nét đẹp sang trọng, quý phái và đậm chất Á Đông của bà luôn khiến những người mộ điệu phải trầm trồ khen ngợi. Thanh Nga đã được công chúng ưu ái dành tặng cho danh hiệu "nữ hoàng sân khấu".
Năm 1978, sự ra đi bất ngờ của vợ chồng Thanh Nga sau một vụ sát hại đã để lại niềm thương tiếc cho rất nhiều khán giả ái mộ bà. Cho đến tận bây giờ, khi nói đến NSƯT Thanh Nga, công chúng vẫn nhắc đến bà như một nữ nghệ sĩ tài sắc vẹn toàn bậc nhất trong làng nghệ thuật sân khấu miền Nam.
Mới đây, nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày NSƯT Thanh Nga rời xa cõi tạm, vào lúc 12h trưa nay, ngày 2/12, kênh youtobe sẽ chính thức phát hành bộ phim tư liệu "40 năm tưởng nhớ đến cố nghệ sỹ tài danh NSƯT – Nữ Hoàng Sân Khấu - Ảnh hậu Á Châu Thanh Nga”.