Nhận biết điện thoại có biểu hiện bị nghe lén

Rất khó để phát hiện điện thoại bị cài đặt phần mềm nghe lén.
Rất khó để phát hiện điện thoại bị cài đặt phần mềm nghe lén.
Thường xuyên xuất hiện biểu tượng GPS trên góc màn hình khi không kích hoạt, pin điện thoại hết nhanh bất thường hay điện thoại có dấu hiệu chậm là một trong những biểu hiện cho thấy, điện thoại của bạn có thể đang bị nghe lén.

Trước thông tin chấn động: Hơn 14.000 điện thoại bị nghe lén ở Việt Nam, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn nhanh với ông Nguyễn Minh Đức - Chuyên gia an ninh mạng (Ban công nghệ Tập đoàn FPT).

Theo ông Đức, các phần mềm có tính năng gián điệp được thiết kế với mục tiêu không cho chủ sở hữu chiếc điện thoại bị cài đặt phần mềm biết có sự tồn tại của phần mềm, vì thế, kẻ viết các phần mềm gián điệp này sẽ phải tìm mọi cách để khi phần mềm được kích hoạt, điện thoại bị cài đặt sẽ hoạt động bình thường, không có nhiều sự khác biệt trước và sau khi bị cài.

Với người dùng bình thường, việc phân biệt bằng mắt hoặc bằng các thao tác kiểm tra trên điện thoại bị cài là điều không dễ, gần như không thể biết được điện thoại của mình đã bị cài phần mềm theo dõi hay không.

Tuy nhiên, có một số mẹo để người dùng điện thoại có thể nảy sinh những nghi ngờ điện thoại của mình đang bị theo dõi.

Thứ nhất, thường xuyên thấy biểu tượng GPS xuất hiện trên góc màn hình dù người dùng không kích hoạt tính năng này.

Thứ hai, điện thoại đột nhiên có dấu hiệu chậm đi.

Thứ ba, cước điện thoại, cước 3G thay đổi đột biến.

Thứ tư, pin điện thoại có dấu hiệu bất thường khi hết nhanh đột biến hơn bình thường.

Ngoài một số dấu hiệu để nảy sinh nghi ngờ như ông nói, muốn hạn chế việc bị nghe lén, người dùng phải làm gì, thưa ông?

Như tôi đã nói, rất khó để người dùng phát hiện ra điện thoại của mình bị cài đặt phần mềm gián điệp. Vì vậy, người dùng cần phải tự bảo vệ điện thoại của mình bằng việc không cho người ngoài mượn, cài mật khẩu, dùng thêm phần mềm bảo vệ điện thoại...

Điện thoại loại nào dễ bị cài phần mềm nghe lén nhất?

Dòng điện thoại dễ bị nghe lén nhất là smartphone. Những điện thoại chạy hệ điều hành android, iOS.

Như vậy, những dòng điện thoại phổ thông, dạng "cục gạch" sẽ an toàn?

(Cười). Bạn đừng tưởng điện thoại "cục gạch" đã tránh được việc nghe lén.

100% các điện thoại có tính năng cài đặt đều có nguy cơ bị cài đặt thêm các phần mềm không mong muốn, các phần mềm gián điệp.

Các dòng điện thoại chạy hệ điều hành symbian cũng có thể bị nghe lén. Chỉ trừ ra các điện thoại không có bất kỳ tính năng cài đặt nào thôi. Còn cứ có tính năng cài đặt là có nguy cơ bị nghe lén.

Ngoài việc bị nghe lén bởi bị cài đặt các phần mềm gián điệp, người dùng có thể bị nghe lén bởi đường truyền không, thưa ông?

Có chứ.

100% các điện thoại có tính năng cài đặt đều có nguy cơ bị cài đặt thêm các phần mềm không mong muốn, các phần mềm gián điệp.

Ở Việt Nam tôi chưa có cơ hội trực tiếp nghiên cứu vấn đề này, nhưng như bạn biết, trên thế giới, các chính trị gia cũng còn bị nghe lén.

Việc nghe lén thông qua đường truyền mạng giả là có thể xảy ra. Những kẻ muốn nghe lén là những tội phạm chuyên nghiệp họ có thể làm được điều này bằng cách tạo ra các trạm thu phát sóng giả mạo, khi điện thoại của bạn vào khu vực đó sẽ bị nghe lén.

Ông có cho rằng, hiện tượng nghe lén điện thoại ở Việt Nam đã đến mức báo động?

Đó cũng là xu hướng thôi. Sự phát triển của xã hội, kinh tế... kéo theo việc sử dụng điện thoại thông minh ngày càng phổ biến. Nhà nhà dùng điện thoại thông minh, người người dùng điện thoại thông minh. Với việc hạ giá của các nhà sản xuất, điện thoại thông minh là xu hướng tất yếu của người dùng hiện nay và tương lai.

Ngày nay, điện thoại thông minh không khác gì một chiếc máy tính, thậm chí nó quan trọng hơn máy tính cá nhân bởi hàm lượng thông tin, ứng dụng của nó nhiều hơn rất nhiều so với máy tính.

Khả năng sử dụng đa chức năng khiến chiếc điện thoại ngày càng chứa đựng nhiều thông tin hơn bất kỳ một đồ vật lưu trữ nào. Chúng ta sử dụng điện thoại để làm việc, giao dịch thanh toán tiền tệ, lưu trữ hình ảnh, video thông tin cá nhân,... không chỉ là những thông tin tĩnh mà còn chứa đựng hàm lượng thông tin động khổng lồ, vì thế, những thông tin cá nhân này luôn là đích nhắm cho kẻ xấu.

Khi mà thói quen sử dụng điện thoại của người dùng Việt Nam còn dễ dãi. Chúng ta cài đặt các ứng dụng trên mạng một cách vô tội vạ, không kiểm chứng được nguồn gốc, chưa coi điện thoại là vật bất ly thân, là tài sản bảo mật quan trọng thì nguy cơ bị đánh cắp dữ liệu cá nhân sẽ tiếp tục tăng cao.

Xu hướng tiêu dùng càng được nâng lên thì nguy cơ về việc bị nghe lén càng tăng.

Vì thế, tốt nhất để bảo vệ mình, người dùng điện thoại ngoài những lưu ý thông thường như bảo mật bằng mật khẩu, không cho người lạ mượn máy... thì nên kiểm tra thường xuyên điện thoại của mình bằng cách cài đặt phần mềm bảo vệ (giống như phần mềm diệt virus trên máy tính).

Việc cài đặt này sẽ giúp người dùng liệt kê danh sách phần mềm đang chọc vào các ứng dụng điện thoại, từ đó khoanh vùng, phát hiện phần mềm lạ.

Gỡ bỏ ngay lập tức các phần mềm nghi ngờ. Nếu không thông thạo công nghệ, nên đến các trung tâm bảo hành máy chính hãng, tránh đưa vào các cửa hàng lạ.

Xin cám ơn ông!

Theo Theo VTC News
MỚI - NÓNG
Chưa có tiền lệ
Chưa có tiền lệ
TP - Chưa từng có nguyên thủ quốc gia nước ngoài nào tham dự lễ nhậm chức của tổng thống Mỹ, khiến lời mời của ông Donald Trump dành cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trở thành chưa từng có tiền lệ. Lời mời này nhấn mạnh khuynh hướng của ông Trump về những cử chỉ gây ấn tượng mạnh nhằm tái định hình mối quan hệ hoặc thu hút sự chú ý toàn cầu.