Nhà Trắng - kiệt tác kiến trúc (phần 2)

Nhà Trắng - kiệt tác kiến trúc (phần 2)
TPO - Hãy cùng khám phá xem bên trong biệt thự màu trắng đó là một công trình như thế nào!

>> Bên trong Nhà Trắng...

Nhà Trắng - kiệt tác kiến trúc (phần 2) ảnh 1 

Vườn Jacqueline Kennedy - là khu vườn mà Đệ nhất Phu nhân Jacqueline Kennedy cùng với kiến trúc sư nhà vườn Rachel Lambert Mellon và Perry Wheeler đã cải tạo từ Rose Garden và East Garden khi chồng bà đương nhiệm. Đệ nhất Phu nhân Bird Johnson đã đổi tên từ East Garden thành Jacqueline Kennedy Garden để ghi nhận sự cống hiến của phu nhân tổng thống Jacqueline đối với việc tu sửa Nhà Trắng.

Nhà Trắng - kiệt tác kiến trúc (phần 2) ảnh 2 

China Room là phòng trưng bày bộ sưu tập đồ gốm sứ của Đệ nhất Phu nhân Caroline Harrison. Màu đỏ của căn phòng được lựa chọn giống với màu áo mà Đệ nhất Phu nhân mặc trong bức chân dung.

Cánh Tây

Nhà Trắng - kiệt tác kiến trúc (phần 2) ảnh 3 

Cánh Tây của Nhà Trắng bao gồm Phòng Bầu Dục, phòng Nội Các, Situation Room và Roosevelt Room.

Nhà Trắng - kiệt tác kiến trúc (phần 2) ảnh 4 

Các vị khách tới để gặp Tổng thống hay Phó Tổng thống sẽ được ngồi ở phòng tiếp đón Reception Room thuộc Cánh Tây trong khi chờ vào gặp.

Nhà Trắng - kiệt tác kiến trúc (phần 2) ảnh 5 

Rose Garden là khu vườn bao quanh Cánh Tây được thiết kế từ năm 1913 bởi Đệ nhất Phu nhân Ellen Axson Wilson.

Nhà Trắng - kiệt tác kiến trúc (phần 2) ảnh 6 

Phòng Bầu Dục có lẽ là căn phòng được biết đến nhiều nhất trong Nhà Trắng, đây là nơi làm việc của các đời Tổng thống. Mỗi tổng thống lại để lại một “dấu ấn” của mình tại căn phòng này.

Nhà Trắng - kiệt tác kiến trúc (phần 2) ảnh 7 

Phòng Nội Các - Cabinet Room là phòng họp của các thư kí và cố vấn. Chiếc bàn bằng gỗ  “khổng lồ” đặt giữa căn phòng là món quà của Tổng thống Richara Nixon cho Nhà Trắng vào năm 1970. Ghế ngồi là thiết kế từ cuối thế kỉ 18.

Nhà Trắng - kiệt tác kiến trúc (phần 2) ảnh 8 

Roosevelt Room được sử dụng làm phòng họp của các bộ, thường là để thông báo bổ nhiệm những thành viên mới. Đây cũng là phòng để các phái đoàn chuẩn bị trước khi bước vào cuộc đàm phán với Tổng thống trong phòng Bầu Dục.

Nhà Trắng - kiệt tác kiến trúc (phần 2) ảnh 9 

Briefing Room

Nhà Trắng - kiệt tác kiến trúc (phần 2) ảnh 10 

Situation Room được đưa vào sử dụng từ năm 1914. Căn phòng là nơi diễn ra những cuộc họp quan trọng của Tổng thống với các sĩ quan Mỹ cấp cao, hay với các quan chức cấp cao trên toàn thế giới.

Nhà Trắng - kiệt tác kiến trúc (phần 2) ảnh 11 

Navy Mess là một phòng ăn đặc biệt trong Nhà Trắng.

Nhà Trắng - kiệt tác kiến trúc (phần 2) ảnh 12 

Family Theater – Nhà hát gia đình có tất cả 42 ghế, ở đây gia đình Tổng thống và bạn bè có thể xem phim.

Nhà Trắng - kiệt tác kiến trúc (phần 2) ảnh 13 

Garden Room trưng bày rất nhiều hiện vật có giá trị lịch sử - nó là nơi thu hút nhiều sự chú ý nhất của các du khách tới thăm Nhà Trắng.

Nhà Trắng - kiệt tác kiến trúc (phần 2) ảnh 14 

East Colonnade  - Hành lang Phía Đông là khu vực nối Cánh Tây với khu gia đình. Nó được xây dựng dưới thời Tổng thống Teddy Roosevelt về sau được tu sửa lại bởi FDR.

Bãi cỏ phía Nam

Nhà Trắng - kiệt tác kiến trúc (phần 2) ảnh 15 

Kitchen Garden – là khu vườn được Đệ Nhất phu nhất Michelle Obama chăm sóc rất cẩn thận, nó cung cấp rau sạch cho chính phòng bếp của Nhà Trắng.'

Nhà Trắng - kiệt tác kiến trúc (phần 2) ảnh 16 
Tổ ong bên trong Nhà Trắng.

Charlie Brant, người thợ mộc lâu năm tại Nhà Trắng nuôi ong vừa để cung cấp mật cho phòng bếp vừa là để lũ ong thụ phấn cho Kitchen Garden.

Nhà Trắng - kiệt tác kiến trúc (phần 2) ảnh 17 
Sân tennis + sân bóng rổ.

Bóng rổ là môn thể thao ưa thích của Tổng thống Obama. Sân tennis của Nhà Trắng cũng đồng thời là sân bóng rổ.

Nhật Hạ
Theo Qualitybath

Theo Dịch
MỚI - NÓNG
Chưa có tiền lệ
Chưa có tiền lệ
TP - Chưa từng có nguyên thủ quốc gia nước ngoài nào tham dự lễ nhậm chức của tổng thống Mỹ, khiến lời mời của ông Donald Trump dành cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trở thành chưa từng có tiền lệ. Lời mời này nhấn mạnh khuynh hướng của ông Trump về những cử chỉ gây ấn tượng mạnh nhằm tái định hình mối quan hệ hoặc thu hút sự chú ý toàn cầu.