Nhà thờ Đức Bà Paris: Kiệt tác từ tiểu thuyết

Nhà thờ Đức Bà Paris: Kiệt tác từ tiểu thuyết
TPO – Năm 1163, Giáo hoàng Alexandre III và Vua Louis VII đặt viên đá đầu tiên xây dựng Nhà thờ Đức Bà (Notre dame de Paris), nhưng phải mãi đến năm 1831, Nhà thờ mới thu hút được sự chú ý của thế giới...

Nhà thờ Đức Bà được Victor Hugo lấy làm bối cảnh của tiểu thuyết “Thằng gù Nhà thờ Đức Bà Paris” nổi tiếng (ra đời năm 1831), sau rất nhiều lần tới lui với mong muốn: Xây dựng tác phẩm văn học gắn liền với đặc trưng kiến trúc thời Trung cổ mà ông đặc biệt ngưỡng mộ.

Nhà thờ Đức Bà Paris: Kiệt tác từ tiểu thuyết ảnh 1
Nhà thờ Đức Bà Paris: Kiệt tác từ tiểu thuyết ảnh 2
Nhà thờ Đức Bà Paris: Kiệt tác từ tiểu thuyết ảnh 3
Nhà thờ Đức Bà Paris: Kiệt tác từ tiểu thuyết ảnh 4
Nhà thờ Đức Bà Paris: Kiệt tác từ tiểu thuyết ảnh 5
Nhà thờ Đức Bà Paris: Kiệt tác từ tiểu thuyết ảnh 6
Nhà thờ Đức Bà Paris: Kiệt tác từ tiểu thuyết ảnh 7
Nhà thờ Đức Bà Paris: Kiệt tác từ tiểu thuyết ảnh 8
Nhà thờ Đức Bà Paris: Kiệt tác từ tiểu thuyết ảnh 9
Nhà thờ Đức Bà Paris: Kiệt tác từ tiểu thuyết ảnh 10

Maurice de Sully, Giám mục Paris từ năm 1160 đến 1196, là người đề ra dự án xây dựng một nhà thờ mới lớn hơn nhà thờ cũ trên nền nhà thờ Saint-Etienne, với mục đích thờ Đức Mẹ.

Phiến đá đầu tiên được đặt dưới sự có mặt của của giáo hoàng Alexandre III và vua Louis VII vào năm 1163. Kể từ thế kỉ 12 đến khi hoàn thành vào khoảng năm 1345, Nhà thờ trải qua bốn giai đoạn quan trọng 1163-1182, 1182-1190, 1190-1225 với các công trình: Điện và hai hành lang chính diện; Hai gian cuối, gian bên và diễn đàn; Mặt ngoài hai gian đầu của Nhà thờ và Hành lang thượng, tháp, cửa sổ.

Vì được xây dựng xuyên suốt hai thế kỉ, phong cách kiến trúc Nhà thờ cũng không theo một thể thống nhất mà gồm kiến trúc Gothic nguyên thủy và Gothic ánh sáng.

Nhà thờ Đức Bà Paris có chiều dài 127m, chiều ngang 48m với sức chứa chừng 6000 người.

* Sân trước: Sân trước nằm ở mặt phía Đông. Khi vừa mới xây dựng, sân trước có diện tích khá hẹp, ngăn cách nhà thờ với những ngôi nhà gỗ nhỏ - cho đến tận thế kỉ 18, mới được nới rộng bởi kiến trúc sư Beaufrand. Đường kilomet 0 của đường sá nước Pháp nằm trong phạm vi sân trước và ngay gần cửa ra vào Nhà thờ.

* Tháp: Hai tháp đôi tuy nhìn giống nhau nhưng tháp Bắc (bên trái) nặng và rộng hơn tháp Nam một chút – điều này có thể nhận thấy khi quan sát cả hai tháp từ ngay giữa sân trước.

* Mặt ngoài gian giữa nhà thờ: Cùng với ba tầng cửa sổ, những công trình điêu khắc thể hiện các giai đoạn khác nhau của cuộc đời Đức Mẹ đồng trinh.

* Miệng máng xối (hình đầu thú hoặc đầu người) (gọi là gargouille) trong kiến trúc Gothic rất nổi tiếng. Gargouille của Notre dame có khởi nguồn từ thời Trung cổ.

Từ 12-12-2012 đến 11-12-2013, người dân Pháp sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỉ niệm 850 “ngày sinh” Nhà thờ Đức Bà Paris.

Theo Viết
MỚI - NÓNG