Nhà không phép, sai phép sẽ bị phá dỡ, không xử phạt cho tồn tại

Phần lớn diện tích tại khu đất “vàng” 66 Lê Văn Lương (Hà Nội), thành Trung tâm tổ chức sự kiện, tiệc cưới Blue Lotus Center (Ảnh Trần Hoàng)
Phần lớn diện tích tại khu đất “vàng” 66 Lê Văn Lương (Hà Nội), thành Trung tâm tổ chức sự kiện, tiệc cưới Blue Lotus Center (Ảnh Trần Hoàng)
TPO - Nếu như trước đây các công trình xây dựng sai phép, không phép được nộp phạt cho tồn tại thì nay quy định cho phép chủ nhà có 60 ngày để điều chỉnh hoặc xin cấp phép xây dựng đối với công trình xây dựng sai phép nếu không sẽ bị phá dỡ.

Nghị định số 139/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh BĐS, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở... sẽ có hiệu lực từ ngày 15/1 tới.

Theo đó, nếu như trước đây các công trình xây dựng sai phép, không phép có thể được nộp phạt để tồn tại thì nay, thì Nghị định 139 quy định cho phép chủ nhà có 60 ngày để điều chỉnh hoặc xin cấp phép xây dựng đối với công trình xây dựng sai phép.

Đối với công trình đang xây dựng mà sai chỉ giới xây dựng, cơi nới lấn chiếm sẽ tháo dỡ ngay. Còn đối với công trình đang triển khai xây dựng và không vi phạm các yếu tố trên sẽ có 60 ngày để bổ sung thủ tục, nếu quá thời hạn trên, không có đầy đủ hồ sơ sẽ bị tháo dỡ những phần xây dựng sai phạm.

Công trình xây dựng sai phép, không phép sẽ bị ngưng cung cấp điện, nước song song trình tự xử lý vi phạm trật tự xây dựng để tăng cường xử lý hiệu quả.

Nghị định 139 cũng quy định đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Điều 57, khoản 3 quy định sẽ phạt tiền từ 250 - 300 triệu đồng đối với một trong các hành vi kinh doanh bất động sản mà bất động sản đó không đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo quy định hoặc không được phép đưa vào kinh doanh theo quy định; kinh doanh bất động sản không đúng phạm vi được kinh doanh theo quy định; ủy quyền hoặc giao cho bên tham gia hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết, hợp tác kinh doanh hoặc góp vốn thực hiện ký hợp đồng mua bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê bất động sản.

Ngoài phạt tiền nêu trên, sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung khi đình chỉ hoạt động kinh doanh bất động sản đến 12 tháng.

Xung quanh vấn đề trên, tại Hội nghị triển khai Nghị định 139 do Bộ Xây dựng tổ chức tại TP.HCM ngày 11/1 vừa qua, đại diện Thanh tra Bộ Xây dựng cho biết, quy định lần này là dứt khoát việc xây dựng không phép, sai phép sẽ bị tháo dỡ, không có tình trạng phạt cho tồn tại như quy định trước đây.

Theo Nghị định 139, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực hoạt động đầu tư xây dựng là 1 tỷ đồng; trong lĩnh vực khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở là 300 triệu đồng.

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.