Chiều 29/8, PV Tiền phong có mặt tại Khu du lịch biển Thiên Cầm, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh). Sóng biển bắt đầu cuồn cuộn dâng cao, toàn bộ hệ thống nhà hàng tạm cạnh bãi biển vẫn mở cửa đón khách như ngày thường.
“Bão mai mới vào nhưng chắc nhẹ nên chúng tôi chỉ tháo biển hiệu thôi. Toàn bộ mái tôn và bàn ghế vẫn giữ nguyên để đón khách”, một chủ nhà hàng nói.
Theo quan sát của PV, chỉ có một số chủ nhà hàng tháo hiển hiệu và chằng lại mái tôn. Còn đa phần vẫn “án binh bất động”.
Trao đổi với PV, Trưởng BQL Khu du lịch biểnThiên Cầm, ông Hoàng Xuân Hướng cho biết, trong ngày 29/8, BQL đã gửi thông báo về công tác ứng phó với con bão số 4 cho tất cả các nhà hàng, khách sạn. “Chúng tôi đến từng khách sạn để chỉ đạo phải đảm bảo tuyệt đối an toàn nếu có khách lưu trú. Còn các nhà hàng kinh doanh ven biển phải đóng cửa không được cho người ở lại và đón khách”, Trưởng BQL Khu du lịch biển Thiên Cầm cho biết.
Trước sự chủ quan của nhiều hộ kinh doanh, ông Hoàng Xuân Hướng cho biết, đến chiều tối cùng ngày, toàn bộ hệ thống điện của hơn 60 nhà hàng kinh doanh sát biển đã bị cắt để người dân trở về nhà và không được đón khách.
Chiều tối cùng ngày, toàn bộ tàu thuyền vào tránh bão tại âu thuyền xã Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên đã được neo đậu tại khu vực an toàn.
Theo dự kiến, Hà Tĩnh sẵn sàng sơ tán 12.462 người dân của 985 hộ ra khỏi vùng đe dọa trực tiếp của bão số 4 vào trước 23h đêm nay.
Trong đó, huyện Kỳ Anh gồm 163 hộ, 542 người; TX Kỳ Anh 19 hộ, 30 người; Khu kinh tế Vũng Áng 9.203 người; Cẩm Xuyên 67 hộ, 201 người; Thạch Hà 115 hộ, 403 người; Lộc Hà 87 hộ, 203 người; Nghi Xuân 509 hộ, 1.240 người và TP Hà Tĩnh 10 hộ, 22 người.
Cùng với đó, ở các địa bàn vùng núi, phương án sơ tán các hộ dân sống ở vùng có nguy cơ cao về lũ quét và sạt lở đất cũng được các địa phương chuẩn bị sẵn sàng. Những khu vực nằm trong diện phải di dời gồm