Nguy cơ người trẻ ngày càng mất kết nối với gia đình

0:00 / 0:00
0:00
Nhịp sống hối hả, sự phụ thuộc vào công nghệ và nhiều yếu tố khác đang khiến cho sợi dây kết nối giữa cha mẹ và con cái ngày càng xa vời. Gần đây, xuất hiện một video lan truyền trên mạng xã hội đã phần nào thể hiện chân thực về nỗi lo khoảng cách thế hệ, đồng thời mang đến những suy ngẫm về hệ quả của sự mất kết nối giữa các thành viên trong gia đình.

Thực trạng khoảng cách thế hệ giữa cha mẹ và con cái

Khi bước vào tuổi dậy thì và trưởng thành, cùng với nhịp sống hiện đại, tất bật và sự phát triển mạnh mẽ của internet, mạng xã hội cũng như sự mất cân bằng trong quan hệ gia đình dẫn đến khoảng cách giữa bố mẹ và con cái ngày càng rõ.

Thực tế cho thấy rằng khoảng cách thế hệ giữa cha mẹ và con cái ngày càng lộ rõ khi cha mẹ dành quá nhiều thời gian cho công việc hay những áp lực về cơm áo gạo tiền, các mối quan hệ xã hội và sự thành công cá nhân. Con cái lại bị cuốn vào cuộc sống số, mất đi thời gian chất lượng với gia đình và trở thành nạn nhân của sự cô đơn trong thế giới ảo.

Clip phỏng vấn “Gia đình mình có thật sự tình” mang đến một góc nhìn chân thật về câu chuyện khoảng cách thế hệ, “rào cản vô hình” - thứ đang tồn tại đâu đó trong mỗi gia đình Việt. Mỗi câu chuyện của các cặp cha mẹ và con được đề cập đến trong video đều đậm chất thực tế và đầy cảm xúc, tạo nên một bức tranh về sự mất mát và những hệ quả xấu của sự mất kết nối trong gia đình.

Nguyên nhân sự mất kết nối giữa cha mẹ và con cái

1. Áp đặt và kiểm soát con cái quá mức

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến khoảng cách vô hình giữa bố mẹ và con cái chính là những áp lực, sự kiểm soát quá mức mà những bậc làm cha, làm mẹ đang đặt lên vai của con trẻ. Theo thống kê, phần lớn cha mẹ Việt đều giáo dục con quá áp đặt. Cách giáo dục này được hình thành từ rất lâu đời do quan niệm xưa cũ của người Á Đông. Quan niệm này cho rằng, bố mẹ là người trao cho con cái sự sống nên có thể toàn quyền quyết định mọi thứ như giờ giấc, lựa chọn trường học, ngành học, định hướng tương lai và thậm chí là cả việc kết hôn.

Chính điều này đôi khi khiến con trẻ cảm thấy như bị giam cầm, không được tự do và không có không gian riêng cho bản thân. Những kỳ vọng quá lớn cùng với sự thiếu thấu hiểu và chia sẻ cũng làm cho con cảm thấy xa lạ với gia đình, tạo ra khoảng cách ngày càng lớn. Đây cũng chính là những chia sẻ của bạn Thư (19 tuổi) chia sẻ trong Video này. “Hai mẹ con mà mình thấy như tù nhân và cai ngục”; “Mình thèm cảm giác được tự do như bạn bè lắm”... Những từ này khắc sâu trong tâm trí và mang lại hình ảnh về sự mất kết nối đau lòng giữa con cái và cha mẹ. Nó bộc lộ sự cô đơn và tuyệt vọng khi một người trẻ không cảm nhận được sự tự do và sự chấp nhận từ cha mẹ.

Nguy cơ người trẻ ngày càng mất kết nối với gia đình ảnh 1

Thực tế đã chứng minh rằng, khi bước vào giai đoạn dậy thì, con đã hình thành cái tôi và mong muốn được bố mẹ công nhận. Vì vậy, con thường có phản ứng gay gắt khi gia đình kiểm soát quá mức. Nếu bố mẹ không dành thời gian lắng nghe và quên rằng con cái cần có không gian để tự do phát triển, khám phá và thể hiện bản thân, thì rất dễ dẫn đến hệ lụy con cái sẽ tự tạo khoảng cách với bố mẹ và ít chia sẻ về cuộc sống riêng của mình.

Đừng để tình yêu đi kèm với “sự ràng buộc”

2. Kỳ vọng quá nhiều vào con. Thể hiện uy quyền trong mọi hoàn cảnh

“Có những người dùng cả tuổi thơ để chữa lành cuộc đời, cũng có những người dùng cả cuộc đời để chữa lành tuổi thơ” - Nam (18 tuổi), chia sẻ về chuyện gia đình. Nam cho biết: “mình và bố mình không hợp nhau, cả hai chưa bao giờ tâm sự với nhau như hai người đàn ông cả. Bố thì có quá nhiều những kỳ vọng riêng, còn mình thì chưa bao giờ là niềm tự hào của bố” Sự mất kết nối giữa cha mẹ và con cái là những bức tường vô hình ngăn cách và khiến cả đôi bên mất đi sự thấu hiểu và sẻ chia.

Nguy cơ người trẻ ngày càng mất kết nối với gia đình ảnh 2

Bố mẹ luôn có uy quyền đối với con cái. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh chỉ nên thể hiện uy quyền khi cần răn đe và nghiêm khắc với con. Hạn chế sử dụng quyền lực trong mọi hoàn cảnh khiến con cảm thấy ngột ngạt, mệt mỏi và sợ hãi bố mẹ.

Đôi khi, đặt quá nhiều sự kỳ vọng lên vai con trẻ lại “vô tình” tạo ra khoảng cách giữa bố mẹ và con cái. Xuất phát của những kỳ vọng là mong muốn con có cuộc sống tốt đẹp và tương lai xán lạn. Thế nhưng kỳ vọng quá mức có thể khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, nặng nề và cố ý “né tránh” bố mẹ.

Điều quan trọng là cha mẹ nhận ra tầm quan trọng của sự tự do và sự phát triển cá nhân của con cái. Việc tạo ra một môi trường yêu thương và hỗ trợ, nơi mà con cái có thể tự do thể hiện bản thân mà không bị kỳ vọng quá cao, là một bước quan trọng trong việc khôi phục kết nối.

3. Thiếu sự thấu hiểu và chia sẻ. Không biết cách bày tỏ yêu thương

Mất kết nối giữa cha mẹ và con cái thường xuất phát từ thiếu sự thấu hiểu và khó khăn trong việc bày tỏ tình yêu thương. Mối quan hệ gia đình đòi hỏi sự thấu hiểu và khả năng chia sẻ để phát triển. Tuy nhiên, khi thiếu đi những yếu tố quan trọng này, khoảng cách giữa cha mẹ và con cái ngày càng tăng lên, tạo ra sự xa cách và mất kết nối.

Nhiều cha mẹ không biết cách bày tỏ tình yêu thương và không thể truyền đạt cảm xúc của mình đến con cái. Con chỉ cảm nhận rằng bố mẹ đang đặt nhiều yêu cầu khắt khe và không hiểu được niềm đau của cha mẹ. Do đó, con tự tạo ra khoảng cách để tránh sự trách móc và áp lực liên tục.

Nguy cơ người trẻ ngày càng mất kết nối với gia đình ảnh 3

Khi nghe câu "Gọi điện cho bố cũng chẳng để làm gì cả" từ cô con gái của mình, anh Quang cảm thấy xót xa và vô cùng đau lòng. Anh kể lại rằng khi con còn nhỏ, anh thể hiện tình cảm và có mối quan hệ thân thiết với con.

Tuy nhiên, từ khi con lớn lên và xa nhà đi học, khoảng cách giữa cha và con ngày càng lớn. Hai bên ít trò chuyện hơn, và mỗi khi anh gọi điện thoại, anh cảm thấy con chỉ muốn kết thúc cuộc trò chuyện nhanh chóng. Điều đáng tiếc là nếu anh không gọi, con cũng sẽ không chủ động liên lạc.

Nguy cơ người trẻ ngày càng mất kết nối với gia đình ảnh 4

Cũng xuất hiện trong trùm clip phỏng vấn, Minh 24 tuổi, một bạn trẻ thuộc cộng đồng LGBT, chia sẻ rằng mặc dù có một mối quan hệ thân thiết với mẹ, nhưng bạn không cảm thấy đủ tin tưởng để chia sẻ với mẹ về những khía cạnh đặc biệt và khó khăn trong cuộc sống của mình. Minh sợ rằng mối quan hệ của hai mẹ con sẽ không còn như trước nếu như Mình Come Out với mẹ.

Điều này cho thấy sự mất kết nối giữa mẹ và con cái không chỉ xuất hiện trong việc thiếu giao tiếp mà còn bao gồm cả việc thiếu sự thấu hiểu và chấp nhận. Ngoài ra, sự mất kết nối cũng có thể phát sinh từ sự thiếu lòng tin và sự sợ hãi của con. Chính vì những lo lắng về phản ứng của mẹ, sự phê phán hay sự không chấp nhận khi chia sẻ về những khía cạnh đặc biệt trong cuộc sống của mình đã tạo thành rào cản trong việc giao tiếp giữa hai mẹ con.

Sau khi trùm video này được đưa lên đã nhận được khá nhiều ý kiến đồng cảm của cộng đồng mạng. Nhiều người đã nhìn thấy bản thân mình trong đó và đưa ra các bình luận về sự kết nối giữa các gia đình thời nay.

Có rất nhiều nguyên nhân phía sau câu chuyện mất kết nối giữa các thế hệ. Chỉ khi ta biết lắng nghe, cảm thông và chia sẻ, chúng ta mới có thể xóa bỏ khoảng cách và xây dựng một mối quan hệ gia đình bền chặt hơn.

Hôm nay, hãy dành ít thời gian để trò chuyện, chia sẻ và trân trọng những người thân yêu xung quanh ta. Vì chỉ khi chúng ta hiểu và được hiểu, quan tâm và được quan tâm, gia đình mới thực sự trở nên ấm áp và đáng trân quý hơn bao giờ hết. Hãy để tình yêu và cảm xúc KẾT KHOẢNG CÁCH, NỐI YÊU THƯƠNG.

Bạn đã thực sự kết nối với ba/mẹ của mình chưa?

Đã bao lâu rồi bạn mới nói con yêu ba/mẹ?

MỚI - NÓNG
Thu hồi phù hiệu hơn 6.800 xe vi phạm quá tốc độ
Thu hồi phù hiệu hơn 6.800 xe vi phạm quá tốc độ
TPO - Trong 3 tháng đầu năm, các Sở Giao thông vận tải đã xử lý thu hồi phù hiệu đối với hơn 6.800 phương tiện vi phạm tốc độ từ 5 lần/1.000km trở lên trong tháng, đồng thời nhắc nhở đối với 85.600 phương tiện có vi phạm quá tốc độ, quá thời gian lái xe và không truyền dữ liệu.
Xe 43 chỗ nhồi nhét tới 90 hành khách
Xe 43 chỗ nhồi nhét tới 90 hành khách
TPO - CSGT Hải Phòng đang hoàn thiện hồ sơ xử phạt hành chính, tước GPLX tài xế Trần H.H (quê Hà Giang) vì chở 90 người trên ô tô khách 43 chỗ (41 giường nằm, 2 ghế ngồi) và đón khách không đúng nơi quy định.