Người phụ nữ thứ 5 trong lịch sử giành giải Nobel Hoá học là ai?

Bà Frances H. Arnold (trái) cùng cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh: Getty
Bà Frances H. Arnold (trái) cùng cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh: Getty
TPO - Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển tại Stockholm hôm nay, 3/10, thông báo 3 nhà khoa học - bà Frances H. Arnold cùng 2 đồng nghiệp nam George P. Smith và Sir Gregory P. Winter đã đoạt giải Nobel Hoá học năm 2018.

Trong đó, bà Frances H. Arnold (thuộc Viện Công nghệ California, Pasadena, Mỹ) được trao một nửa giải Nobel nhờ nghiên cứu enzyme theo phương pháp tiến hóa có định hướng.

Hai nhà khoa học George P. Smith (thuộc Đại học Missouri, Columbia, Mỹ) và Sir Gregory P. Winter (thuộc Phòng thí nghiệm sinh học phân tử MRC ở Cambridge, Vương quốc Anh) cùng chia nhau một nửa giải Nobel còn lại nhờ tìm ra phương pháp hiển thị “phage” của các peptide và kháng thể.

Một thành viên thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển giải thích rằng giải thưởng năm nay được trao cho “một cuộc cách mạng dựa trên tiến hóa” và thuộc về những nhà khoa học đã áp dụng các nguyên tắc của Darwin trong ống nghiệm”.

Người phụ nữ thứ 5 trong lịch sử giành giải Nobel Hoá học là ai? ảnh 1

Chân dung các chủ nhân của giải Nobel Hoá học 2018.

Với giải thưởng này, bà Frances Arnold đã trở thành người phụ nữ thứ 5 trong lịch sử giành giải Nobel Hoá học.

Năm 2017, giải Nobel Hoá học được trao cho ba nhà khoa học Jacques Dubochet (Thụy Sỹ), Joachim Frank (Mỹ) và Richard Henderson (Anh) nhờ việc phát triển kính hiển vi electron nhiệt độ thấp cho các cấu trúc phân giải cao của tế bào trong dung dịch, giúp đơn giản hoá và cải thiện hình ảnh của các phân tử hoá sinh.

Hiện tại, mỗi giải thưởng Nobel bao gồm một huy chương vàng, một giấy chứng nhận và số tiền thưởng trị giá 9 triệu kronor Thụy Điển (tương đương 1,01 triệu USD).

Theo Theo The Guardian
MỚI - NÓNG
Ga Hà Nội sẽ thành ga đường sắt đô thị nội đô
Ga Hà Nội sẽ thành ga đường sắt đô thị nội đô
TPO - Sở GTVT Hà Nội vừa báo cáo thành phố việc rà soát và đưa ra định hướng xây dựng các dự án đường sắt đô thị, đường sắt quốc gia trên địa bàn. Theo đó, từ nay đến năm 2035, các tuyến đường sắt quốc gia sẽ di dời ra ga đầu mối Ngọc Hồi, ga Hà Nội sẽ trở thành ga đường sắt nội đô.