Người Nhật dạy học sinh tiểu học như thế nào?

Người Nhật dạy học sinh tiểu học như thế nào?
Giáo viên Nhật quan niệm lớp học càng đông, việc dạy học càng hiệu quả; ở Phần Lan, trẻ em bắt đầu đi học lúc 7 tuổi, trễ hơn các nước khác, New Zealand cho học sinh sử dụng Internet từ lúc 5 tuổi, học trò Singapore cùng được học nhiều ngôn ngữ khác nhau...

Người Nhật dạy học sinh tiểu học như thế nào?

Giáo viên Nhật quan niệm lớp học càng đông, việc dạy học càng hiệu quả; ở Phần Lan, trẻ em bắt đầu đi học lúc 7 tuổi, trễ hơn các nước khác, New Zealand cho học sinh sử dụng Internet từ lúc 5 tuổi, học trò Singapore cùng được học nhiều ngôn ngữ khác nhau...

Phần Lan: Tự do sáng tạo

Trẻ em Phần Lan thỏa sức sáng tạo tại nhà trẻ và trường học
Trẻ em Phần Lan thỏa sức sáng tạo tại nhà trẻ và trường học.
 

Ở Phần Lan, trẻ em đi học muộn hơn (lúc 7 tuổi) so với trẻ em hầu hết các nước khác và bài tập về nhà cũng ít hơn so với học sinh ở châu Á, Mỹ. Tuy nhiên, họ luôn dẫn đầu về lĩnh vực văn học, toán và khoa học.

Giáo viên ở đây luôn tìm cách tiếp cận nhẹ nhàng, ít tạo áp lực cho học sinh. Bob Compton – tác giả loạt phim tài liệu The Finland Phenomenon: Inside the World's Most Surprising School System (tạm dịch: Hiện tượng Phần Lan: Bên trong hệ thống giáo dục đáng ngạc nhiên nhất thế giới) - nói: “Trong lớp học người Phần Lan, bạn sẽ thấy rất nhiều hoạt động tay chân như vẽ, nhào nặn đất sét, chơi nhạc…. Lớp học khá nhỏ, mỗi lớp có 2 giáo viên”.

Trẻ em dưới 7 tuổi không ghi danh lớp học nhưng các em có thể đến các trung tâm chăm sóc trẻ để chơi các trò chơi sáng tạo và được dạy các kỹ năng xã hội cần thiết. Giáo viên Phần Lan đòi hỏi phải có chuyên môn, phải trải qua 1 năm được đào tạo, giám sát chuyên môn sau khi thi tốt nghiệp.

Học sinh ở Singapore được học nhiều ngôn ngữ
Học sinh ở Singapore được học nhiều ngôn ngữ.
 

Singapore: Giáo viên xuất sắc

Dạy học là nghề có địa vị cao nhất ở đất nước này. Những sinh viên thuộc tốp 3 trong ở trường đại học thường được các nhà tuyển dụng tin dùng. Ngoài ra, các giáo viên trẻ này phải hoàn thành khóa học đặc biệt trước khi đứng lớp. Trong suốt thời gian công tác, giáo viên thường xuyên bị kiểm tra kiến thức về trẻ em như trẻ học, lớn và phát triển như thế nào.

Singapore luôn đứng đầu thế giới về toán học, khoa học, văn học… Khác với Phần Lan, quốc đảo này sẵn sàng cho trẻ học chữ sớm ngay từ trường mẫu giáo để chuẩn bị lên lớp 1. Ngôn ngữ kinh doanh của Singapore là tiếng Anh nhưng trẻ em nước này nói được cả tiếng Quan thoại, Malaysia, Tamil như ngôn ngữ thứ hai, một số khác còn học ngôn ngữ thứ 3, thứ 4 tại trường. Tuy nhiên, hệ thống giáo dục nước này không dạy trẻ học thuộc vẹt, riêng đạo đức và công dân là 2 môn bắt buộc trong trường học.

New Zealand: Sử dụng Internet lúc 5 tuổi

Khi lên lớp 3, học sinh New Zealand có thể tự đăng bài viết và hình vẽ một cách động lập lên mạng
Khi lên lớp 3, học sinh New Zealand có thể tự đăng bài viết và hình vẽ một cách động lập lên mạng.
 

Ở New Zealand, bạn không phải lo lắng về việc nên bắt đầu cho con sử dụng mạng Internet lúc bao nhiêu tuổi vì ở đây, trẻ em trao đổi bài vở qua mạng khi còn rất nhỏ.

“Trẻ bắt đầu sử dụng công nghệ khi mới lên 5. Ở tuổi này, chúng vẽ được các chương trình độ họa đơn giản và gửi lời chú thích cho giáo viên. Khi lên lớp 3, học sinh có thể tự đăng bài viết và hình vẽ một cách động lập lên mạng. Viết blog là một cách để mỗi học sinh có tiếng nói riêng”, Sarah McPherson, Trưởng Khoa Công nghệ giảng dạy ở Viện Công nghệ New York, người mới có chuyến thăm các trường New Zealand, cho biết.

Nhật: Càng đông càng trật tự

Trẻ em Nhật cạnh tranh ở mọi cấp độ, bắt đầu với cuộc chiến hòa nhập và học hỏi sau khi rời trường mẫu giáo
Trẻ em Nhật cạnh tranh ở mọi cấp độ, bắt đầu với cuộc chiến hòa nhập và học hỏi sau khi rời trường mẫu giáo.
 

Đáng ngạc nhiên là người Nhật quan niệm rằng lớp học đông (khoảng 28 em/lớp, ở Mỹ 23 em/lớp) sẽ là môi trường học tập hiệu quả. Khi một giáo viên hướng dẫn một lớp đông các em nhỏ là họ đang tạo điều kiện cho các đồng nghiệp còn lại có thời gian nghiên cứu, soạn bài, dạy kèm những học sinh cá biệt.

Verna Kimura, một nhà tư vấn giáo dục đã sống và giảng dạy tại Nhật hơn 20 năm, nói: “Lớp học đông hơn so với ở Mỹ và giáo viên toàn quyền kiểm soát. Bọn trẻ cạnh tranh ở mọi cấp độ, bắt đầu với cuộc chiến hòa nhập và học hỏi sau khi rời trường mẫu giáo. Người Nhật tin rằng những thói quen hình thành trong những năm đầu đến trường sẽ theo chúng khi lớn lên. Khi mới 6-7 tuổi, bọn trẻ được dạy cụ thể về kỹ năng làm bài thi, chẳng hạn như cách sử dụng phương pháp loại trừ để tìm câu trả lời chính xác. Theo nhà tư vấn giáo dục Kimura, cách tiếp cận này có vẻ áp lực nhưng không khí căng thẳng sẽ giúp các em xây dựng tính trật tự, bền bỉ và trách nhiệm”.

Theo Người Lao Động,Parents Magazine

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG