> Ai đổ phân nhà hát phá đêm nhạc Hồng Nhung, Mỹ Linh?
> Đổ phân, rạch banner, phá đêm nhạc của Hồng Nhung, Mỹ Linh
Mỹ Linh hát “Một thoáng Tây Hồ” ma mị gợi nhớ thời “Trên đỉnh Phù Vân”. Ảnh: N.M.HÀ. |
Ê-kip làm Tâm điểm Âm nhạc tỏ ra rất kỹ, nhất là cho chủ đề Người Hà Nội. Chẳng hạn, các cô gái có nhiệm vụ chỉ dẫn cho khách xem đều mặc một kiểu áo dài trắng, một số còn đeo kiềng bạc. Đích thân giám đốc Tùng John làm cửu vạn bê ghế ra vào sân khấu cho ca sĩ.
Các đêm nhạc nằm trong chuỗi chương trình In the spotlight chất lượng (nhất là về âm thanh) có thể chênh nhau tí chút do yếu tố khách quan. Nhưng đảm bảo về chất lượng âm nhạc, và chỉ có âm nhạc mà thôi, không nhảy múa tô vẽ rườm rà.
Có đêm nhạc đạt tới độ hoàn mỹ như đêm thứ 3 trong chương trình riêng của Tuấn Ngọc, cho dù 2 đêm trước nghe nói không được như ý do ca sĩ có vấn đề về sức khỏe.
Người Hà Nội tuy chất lượng âm thanh chưa được như đêm diễn ấn tượng kia nhưng cũng khá chuẩn. Chính vì âm thanh quá trung thực (không nịnh tai) nên chất giọng ồm ồm của Quang Dũng cứ bị lòi ra. Người làm âm thanh tìm cách điều chỉnh ngay khi Quang Dũng hát, nhưng xem ra không thể cân bằng với các nguồn âm thanh khác.
Đâm ra không chỉ các tiết mục song ca có Quang Dũng trở nên “ông chẳng bà chuộc” mà các màn solo của anh cũng nặng nề, bí bức. Khá nhiều ca sĩ thành danh cho thấy có sự biến đổi, sáng tạo, linh động trong cách hát. Riêng Quang Dũng xưa nay vẫn một mình một kiểu như thế. May mà anh có màu giọng trầm ấm kéo lại.
Hồng Nhung đóng vai “chị Hai nghèo” trong “Ngẫu hứng sông Hồng”. |
Ca sĩ trẻ Vũ Thắng Lợi biết tận dụng cơ hội khi cáng đáng và làm mới những bài nặng đô như Bài ca Hà Nội, Hà Nội niềm tin và hy vọng. Bài Cảm xúc tháng mười thiên về tình cảm, anh hát cũng rất thuyết phục. Tuy vậy tung tẩy như Mong về Hà Nội xem ra chưa phải chất của anh. Nếu Thắng Lợi bớt căng thẳng thì phần trình diễn của anh còn thành công hơn nữa. Có lẽ cũng phải tính đến sự chuyên nghiệp của ê-kíp đã góp phần làm cho ca sĩ trẻ như Thắng Lợi “lên đời”.
Những bản phối với tinh thần âm nhạc mới tạo được nhiều đất cho ca sĩ thể hiện. Bản phối Một thoáng Tây Hồ khai thác được nhiều chiều không gian của ca khúc khi thêm nhiều đất cho ca sĩ phiêu.
Điều hi hữu xảy đến khi Mỹ Linh vừa hát dứt nốt cuối của bài hát, khán giả thấy chị lảo đảo chúi về phía trước, nhưng định thần lại được và cúi xuống chào khán giả.
Sau khi chị ra hiệu “ổn”, ban nhạc mới chơi tiếp bài sau. Nhưng trong khi hát Chiều Hà Nội, Linh vẫn có lúc phải giơ tay đỡ hai thái dương như kiểu vẫn còn choáng, nhưng rồi chị vẫn lên được một nốt rất cao ở cuối bài.
Người trong nghề bảo đó là kiểu bị “nhập”, nghĩa là khi hát thì ca sĩ quá thăng hoa, đến khi trở về với hiện thực thì sẽ bị hơi mất cân bằng một lúc.
Lại nghe nói tình trạng này chỉ xảy ra khi ca sĩ phải xử lý những nốt cao- nhất là trong những bài có âm hưởng ca trù(?) Tùng John thì lý giải thẳng tuột: do máu không kịp lên não. Đêm sau, chuyện này không còn xảy ra với Mỹ Linh.
Những bản phối cầu kỳ cho Một thoáng Tây Hồ hay Ngẫu hứng sông Hồng thực sự đã rút hết khả năng và cảm xúc của người hát, đem lại những phần trình diễn làm khán giả phấn khích.
Ngẫu hứng sông Hồng của Hồng Nhung được xử lý ánh sáng và trình diễn đặc biệt khiến khán giả nhiều lần vỗ tay tán thưởng. Hồng Nhung còn đóng vai hoạt náo viên chương trình. Đúng khi không khí hơi bị trì xuống sau liên tục những bài chậm và nặng, thì Hồng Nhung xuất hiện lí lắc trong bài Phố cổ, chị còn cùng nhóm bè thực hiện các vũ đạo vui tươi theo nhạc.
Hồng Nhung kể, chị biết Hà Nội một trái tim hồng từ hồi nhỏ qua loa phường. Mà loa phường trước cửa nhà thường xuyên mở quá to khiến âm thanh bị rè. “Bất chấp âm thanh loa phường hay gì đi nữa thì những bài hát về Hà Nội vẫn khiến tôi yêu thích bởi tình người trong đó,” chị nói. Trình diễn nhiều cảm xúc và liên tục thay đổi phong cách kèm giao lưu dí dỏm, ít ai biết trước giờ diễn, Hồng Nhung bị mất tiếng và phải tiêm thẳng vào cổ họng. Kết thúc chương trình chị kết luận: “Chương trình về Hà Nội hay nhất mà tôi được biết.” Còn Mỹ Linh dùng từ “như mơ” để nói về đêm nhạc. |