Người đàn ông 40 năm theo nghề một thời vang bóng, đến mức bị vợ ghen

0:00 / 0:00
0:00
40 năm theo nghề nuôi, huấn luyện ngựa giữa TPHCM, ông Tông dành hết tâm huyết, tình cảm cho loài động vật là biểu tượng của sự trung thành khiến vợ giận, dọa đuổi ra khỏi nhà.
Người đàn ông 40 năm theo nghề một thời vang bóng, đến mức bị vợ ghen ảnh 1

Ông Tông tiếp cận nghề nuôi ngựa từ thời thơ ấu. Ảnh: Hà Nguyễn

Nghề cha ông

Cách mặt đường Trịnh Quang Nghị (huyện Bình Chánh, TPHCM) một đoạn ngắn có trang trại ngựa rộng khoảng 5ha. Khuất sau những bụi cây dại, khoảng 40 con ngựa thuộc giống ngựa đua cao lớn thong dong gặm cỏ. Chốc chốc, chúng lại hí vang.

Đây là trang trại ngựa của ông Lê Tiến Tông (SN 1977), người gắn bó với nghề nuôi, chăm sóc ngựa tại TPHCM hơn 40 năm qua.

Ông Tông sinh ra trong gia đình có nghề đánh xe ngựa. Thế nên ông tiếp xúc, có ấn tượng đặc biệt với loài động vật là biểu tượng của sự trung thành, tận tụy này từ khi còn rất nhỏ. 9 tuổi, ông Tông theo cậu học cách chăm sóc, huấn luyện ngựa đua.

Sau đó, ông trở thành nài ngựa chuyên nghiệp, tham gia các giải đua tại trường đua Phú Thọ. Thời điểm ấy, ông được đánh giá là một trong những nài ngựa giàu kinh nghiệm. Những chú ngựa của gia đình ông cũng liên tục giật giải cao trong các cuộc đua.

Vài năm sau, ông Tông cao lớn, không phù hợp làm nài ngựa.

Người đàn ông 40 năm theo nghề một thời vang bóng, đến mức bị vợ ghen ảnh 2

Trước kia, anh từng là nài ngựa có tiếng, huấn luyện viên tại trường đua Phú Thọ. Ảnh: Hà Nguyễn

Có kinh nghiệm chăm sóc, huấn luyện ngựa đua, ông trở thành huấn luyện viên môn thể thao này và làm việc trong trường đua. Năm 1999, ông bén duyên với công việc cung cấp ngựa cho các đoàn phim, khu du lịch. Sự thay đổi này đã đem lại bước ngoặt mới cho cuộc đời của ông.

Ông kể: “Năm 2011, trường đua Phú Thọ đóng cửa khiến những người nuôi ngựa đua lao đao. Nhiều trại ngựa cắn răng bán ngựa cho lò mổ, tháo chuồng, dẹp yên cương bỏ nghề. Tôi nhờ việc cung cấp ngựa cho phim trường, khu du lịch nên duy trì được đàn ngựa của mình.

Từ ngày trường đua đóng cửa, tôi từ người nuôi, luyện ngựa đua thành người nuôi ngựa đẹp cung cấp cho các đoàn làm phim, khu du lịch… Hiện, tôi mở thêm hoạt động cưỡi ngựa trải nghiệm cho người có nhu cầu”.

Người đàn ông 40 năm theo nghề một thời vang bóng, đến mức bị vợ ghen ảnh 3

Sau khi trường đua đóng cửa, ông chuyển sang nuôi, huấn luyện ngựa phục vụ cho các đoàn phim, khu du lịch... Ảnh: Hà Nguyễn

Yêu ngựa đến mức bị vợ ghen

Theo ông Tông, nuôi ngựa đua và nuôi ngựa đóng phim có những vất vả nhất định. Trước đây, ông phải chăm sóc những con ngựa đua theo chế độ của một “vận động viên”.

Ngựa đua cần sức khỏe tốt, thân hình rắn chắc, cơ bắp đẹp nên ông Tông phải tập luyện cho chúng mỗi ngày. Mỗi sáng, ông dậy luyện tập, cho chúng ăn uống rồi tắm dầu, xoa bóp vó ngựa bằng rượu thuốc…

Bây giờ, ngoài việc giữ cho con ngựa có dáng đẹp, ông Tông còn phải huấn luyện chúng gần gũi với khách hàng, có dáng đi sang trọng, nghe theo hiệu lệnh của người cưỡi.

Người đàn ông 40 năm theo nghề một thời vang bóng, đến mức bị vợ ghen ảnh 4

Trang trại ngựa của ông Tông được nhiều khách trong, ngoài nước đến tham quan. Ảnh: Hà Nguyễn

Ông Tông chia sẻ: “Hiện nhiều bộ phim Việt Nam, game show, sự kiện… có cảnh quay liên quan đến ngựa đều sử dụng những con ngựa từ trang trại của tôi.

Việc nuôi, huấn luyện ngựa phục vụ cho các nhu cầu trên cần có những kinh nghiệm nhất định. Do đó, người nuôi, huấn luyện ngựa phải hiểu được tính cách từng con ngựa để huấn luyện chúng.

Công việc này có không ít vất vả. Tôi thường xuyên bị ngựa dẫm vào chân, bị cắn, bị đá, bị ngã trong lúc cưỡi dẫn đến chấn thương phần mềm, gãy tay, chân….

Thế nhưng khi đã quen, những con ngựa cũng gần gũi và như hiểu được tình cảm, cảm xúc của người nuôi, chăm sóc mình.

Có những con ngựa cảm thấy bất an, nổi giận khi có sự xuất hiện của một con khác, người khác. Nhưng chỉ cần tôi đến gần, chúng sẽ bình tâm lại.

Có con rất chứng, nhưng khi bị tôi la, phạt thì trở nên hiền hơn, ngoan hơn. Có con thích được tôi vuốt ve ở trán, chải bờm, tắm nước lạnh...

Người đàn ông 40 năm theo nghề một thời vang bóng, đến mức bị vợ ghen ảnh 5

Tại đây cũng có dịch vụ cho khách trải nghiệm cưỡi ngựa. Ảnh: Hà Nguyễn

Mỗi khi có ngựa tham gia đóng phim, tôi phải đi theo nhiều ngày liền để huấn luyện, hướng dẫn từng chút cho diễn viên. Ngoài ra, tôi cũng quản lý, chăm sóc các con ngựa của mình.

Khi tôi đi theo đoàn phim về, vừa đến trang trại, nghe tiếng tôi là chúng chộn rộn. Có con chỉ cần tôi đến gần là chạy lại, dúi đầu về phía trước để tôi vuốt ve trán, sống mũi...".

Suốt hơn 40 năm qua, không lúc nào ông Tông cảm thấy công việc vất vả, nặng nhọc. Ngược lại, ông yêu công việc bởi có đam mê, yêu thích đặc biệt với những con ngựa của mình.

Ông gắn bó, yêu thương các chú ngựa nhiều đến mức gần như dành hết thời gian trong ngày cho chúng. Ông chăm lo việc ăn uống, đỡ đẻ, xử lý các loại bệnh, chấn thương thông thường cho đàn ngựa...

Người đàn ông 40 năm theo nghề một thời vang bóng, đến mức bị vợ ghen ảnh 6

Ông Tông mở các lớp học cưỡi ngựa cho người có nhu cầu tại trang trại. Ảnh: Hà Nguyễn

Mỗi khi có ngựa đau bệnh, ông Tông buồn lo như người thân đau ốm. Ông thường cột võng trong chuồng, ngủ bên cạnh con ngựa để theo dõi bệnh tình của chúng.

Hiện nay, ông Tông nuôi đàn ngựa của mình bằng cám viên công nghiệp, lúa và cỏ tươi. Những con ngựa trưởng thành có thể ăn khoảng 5kg/ngày. Với 40 con ngựa, ông Tông tiêu tốn hơn 40 triệu đồng/tháng.

Ngoài đàn ngựa của mình, ông Tông còn nhận nuôi, chăm sóc những chú ngựa của những người có cùng đam mê với chi phí khoảng 5 triệu đồng/tháng. Số ngựa này được ông chăm sóc chu đáo giống như những con ngựa khác trong đàn.

Ông tâm sự: “Đôi lúc cũng vất vả, nhưng tôi thấy vui vì đây là đam mê của mình. Tôi đam mê nuôi ngựa, yêu ngựa nên không bao giờ cảm thấy chán công việc.

Tôi yêu công việc này đến nỗi nhiều lần bị vợ ghen, giận vì dành nhiều thời gian cho đàn ngựa hơn cả cho gia đình. Có lần, cô ấy còn dọa, bảo tôi đem chăn chiếu ra trang trại mà ăn ngủ với đàn ngựa”.

MỚI - NÓNG
NSND Xuân Bắc ôm chặt đạo diễn Bùi Thạc Chuyên
NSND Xuân Bắc ôm chặt đạo diễn Bùi Thạc Chuyên
TPO - Phim điện ảnh "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" ra mắt khán giả Hà Nội tối 2/4. Nhiều nghệ sĩ, đạo diễn nổi tiếng như NSND Như Quỳnh, Lan Hương, Lê Khanh, Xuân Bắc... góp mặt, động viên đoàn làm phim. Sau khi xem phim, NSND Xuân Bắc - Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn - xúc động ôm đạo diễn Bùi Thạc Chuyên và bắt tay dàn diễn viên. 
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

 Đảng ủy - Ban Biên tập báo Tiền Phong đối thoại với đoàn viên, thanh niên

Đảng ủy - Ban Biên tập báo Tiền Phong đối thoại với đoàn viên, thanh niên

TPO - Trong chương trình đối thoại với đoàn viên thanh niên cơ quan năm 2025, Đảng ủy - Ban Biên tập Báo Tiền Phong đã trao đổi về định hướng chiến lược phát triển cơ quan; vai trò xung kích, sáng tạo của đoàn viên, thanh niên trong việc phát huy chuyên môn, góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị của cơ quan.
Du học sinh Việt 'chuyển mình' nơi trời Tây

Du học sinh Việt 'chuyển mình' nơi trời Tây

TPO - Rời xa vòng tay gia đình, một mình nơi đất khách, họ đã từng chông chênh giữa nỗi nhớ nhà, lạc lõng giữa khác biệt văn hóa, và vật lộn với vô vàn thử thách tưởng chừng không thể vượt qua. Thế nhưng, chính những khoảnh khắc yếu lòng ấy lại trở thành bước ngoặt để họ học cách đứng vững, thích nghi và làm chủ cuộc sống. 
Tuổi trẻ cả nước đảm nhận xây dựng, sửa chữa ít nhất 5.000 căn nhà tạm, nhà dột nát

Tuổi trẻ cả nước đảm nhận xây dựng, sửa chữa ít nhất 5.000 căn nhà tạm, nhà dột nát

TPO - Trong năm 2025, các cấp bộ Đoàn, cán bộ Đoàn, đoàn viên, thanh niên tham gia ủng hộ kinh phí, vật liệu xây dựng, thành lập các đội hình thanh niên tình nguyện tham gia hỗ trợ ngày công thực hiện hỗ trợ xây dựng các công trình xóa nhà tạm, nhà dột nát theo chủ trương “3 liên kết”... với mục tiêu đảm nhận xây dựng, sửa chữa ít nhất 5.000 căn nhà. 
Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Trung ương Đoàn

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Trung ương Đoàn

TPO - Ngày 1/4, tại Hà Nội, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao giai đoạn 2021- 2024.