Biệt thự của ông Phạm Ngọc Phả mà người cháu Phạm Khắc Tiệp đang ở được xây dựng từ năm 1930. Thời đó, làng Nha Xá nổi tiếng với vải lụa được thương lái Sài Gòn - Chợ Lớn đem vào Nam hoặc bán đi nước ngoài. Nhờ đó, làng nhanh chóng trở nên khang trang với những ngôi biệt thự kiểu Pháp.
Ông Phả thuê kiến trúc sư người Pháp thiết kế nhà cho mình. Ban công, gờ tường mang nét kiến trúc châu Âu. Cầu thang và mặt sàn tầng hai bằng gỗ lim đen nhánh sau gần trăm năm.
Nhà vẫn có những đường nét trang trí truyền thống của Á Đông. Ông Tiệp kể: "Ngày ấy, sắt thép vô cùng khan hiếm, trong nước chưa sản xuất được nên phải nhập từ Pháp về. Thép cây, thép dầm, xi măng được vận chuyển theo sông Hồng, rồi thuê thợ rèn đến làm hàng tháng trời. Chi phí xây dựng hết 2.000 đồng bạc Đông Dương. Ngoài việc chục năm phải đảo ngói một lần thì cho đến nay, biệt thự vẫn y nguyên như ngày mới xây dựng".
Nhà nằm bên cạnh các ngôi nhà mái ngói nhưng vẫn hài hòa.
Gách lát nền vẫn được giữ nguyên. Sàn nhà được thiết kế cao hơn mặt đường nên không bị ẩm thấp.
Bàn thờ gia tiên đặt trên tầng hai nhà ông Tiệp.
Đình làng với kiến trúc độc đáo vừa mang nét châu Âu vừa có nét châu Á.
Khác hẳn với các ngôi đình truyền thống, đình làng Nha Xá bề thế, khang trang như một tòa biệt thự.
Những hàng cột lớn kiểu kiến trúc Pháp hài hòa với đường nét trang trí tinh xảo của Việt Nam.
Nhiều biệt thự đã xuống cấp nhưng vẫn còn nhiều công trình được giữ gìn cẩn thận.
Làng Nha Xá là điểm hẹn sáng tác yêu thích của các họa sĩ hay sinh viên mỹ thuật.
Năm xây dựng các ngôi nhà được ghi trên cửa.
Đa số nhà được xây dựng vào những năm 1930-1940.
Nhà thờ của làng vẫn còn nguyên vẹn.
Những ngôi nhà nằm bên gốc nhãn lâu năm.