Theo sử sách chép lại, chùa Châu Thới xây dựng xong năm 1612 bởi thiền sư Khánh Long thuộc thiền phái Bắc Tông. Chùa được đặt trên đỉnh một ngọn núi ở phường Bình An, TP Dĩ An, Bình Dương.
Trước khi có tên là chùa Châu Thới, nơi đây chỉ là am thờ nhỏ đơn sơ sau đó được tu sửa khang trang, quy mô lớn.
Ngôi chùa gắn liền với lịch sử di dân lập ấp của người dân Nam Bộ. Tương truyền thiền sư Khánh Long đắc đạo phật pháp từ nhỏ. Vì thương những người dân phiêu bạt nơi rừng thiêng nước độc xứ Nam Bộ, ông tự nguyện đi theo, ngày ngày tụng niệm kinh Phật cầu an cho chúng sinh. Ngài chọn núi Châu Thới lập chùa bởi địa thế nơi đây nơi cao nhất của cả vùng đất rộng lớn.
Ngôi chùa trở nên một kiệt tác tuyệt đẹp khi nằm cheo leo trên một đỉnh núi nhỏ, bao quanh là những vực sâu vì núi bị khai thác đá. Với độ cao hàng trăm mét, người dân ở Bình Dương và một số vùng ở TP.HCM, Đồng Nai chỉ cần đứng ở nhà đều nhìn thấy được ngôi chùa.
Không chỉ có cảnh tuyệt vời, ngôi chùa Châu Thới còn xuất hiện nhiều lời đồn đoán đầy tâm linh của người dân khu vực. Ngoài lời đồn cầu tình duyên rất thiêng thì nơi đây được nhắc đến rất nhiều bởi hòn đá “Thần Thánh”.
Đi lên chùa Châu Thới, ở bậc thang thứ 170 du khách bắt gặp hòn đá to, lúc nào cũng nhang khói nghi ngút ngay giữa lối đi. Người dân gọi hòn đá là “ông Tà”, vị thần giữ cửa chùa.
Họ gọi hòn đá là “ông Tà” chứ không được gọi "hòn đá". Núi Châu Thới là núi đá nên khi làm đường xây bậc thang lên chùa, người ta phải đào bỏ rất nhiều đá chắn ngang, không hiểu tại sao duy nhất hòn đá này lại không thể đục bỏ.
Người dân địa phương ai cũng được nghe kể lại câu chuyện làm chùa vào năm 1971. Lúc bấy giờ, sư trụ trì cho mở rộng lối đi, đổ bê tông con đường trước cổng tam quan.
Ngôi chùa nhìn từ trên cao (Clip: Hương Chi - Thanh Phạm thực hiện)