Các cặp đôi đến điểm hẹn, hát sli trao đổi tâm tình. (Ảnh: Duy Chiến) |
Người tham gia chủ yếu là người Tày, Nùng, sinh sống ở 11 huyện, thành phố của tỉnh Lạng Sơn và các huyện miền núi của huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang), huyện Na Rì (tỉnh Bắc Kạn)… |
Chỉ cần một cốc nước là các đôi nam, nữ người Tày, Nùng hát giao duyên từ sáng đến tối. (Ảnh: Duy Chiến) |
Trang điểm, sửa sang mái tóc để đến gặp bạn. (Ảnh: Duy Chiến) |
Nhiều người mang theo con cháu đến điểm hẹn. (Ảnh: Duy Chiến) |
Nhiều người tổ chức livestream thúc giục bạn đến điểm hẹn để hát giao duyên. (Ảnh: Duy Chiến) |
Dân tộc Tày, Nùng chiếm phần đông dân số tỉnh Lạng Sơn, có nhiều đặc điểm gần gũi nhau về dân tộc học, nơi cư trú, văn hóa, đặc biệt là ngôn ngữ. Họ thường sử dụng ngôn ngữ của mình ở mọi lúc mọi nơi, trong cuộc sống hằng ngày khi nói chuyện với nhau và hát sli.
Ông Hoàng Văn Páo - nhà nghiên cứu dân gian tỉnh Lạng Sơn, chia sẻ: Sli là làn điệu dân ca đặc sắc trong kho tàng văn nghệ dân gian của đồng bào Nùng ở Lạng Sơn. Bà con hát sli trong những dịp lễ, tết và những sự kiện trọng đại. Ngày 2/9, ngày Tết Độc lập là dịp bà con gặp gỡ, trao đổi hỏi thăm nhau về sức khỏe, cuộc sống làm ăn.
Các nghệ nhân còn mang đàn tính đến hát giao duyên mừng Tết Độc lập (Ảnh: Duy Chiến) |
Giao lưu hát dân ca mừng ngày 2/9 tại tượng đài Hoàng Văn Thụ. |
Tại nơi hát, hoạt động mua bán trang phục, thổ cẩm của người Tày, Nùng cũng diễn ra nhộn nhịp. (Ảnh: Duy Chiến) |
Buổi hát giao duyên ở thành phố Lạng Sơn tạo nên bầu không khí sôi động, vui vẻ. (Ảnh: Duy Chiến) |
Đặc biệt, đây là dịp để những đôi nam nữ là bạn cũ tìm đến nhau. Thông qua những câu sli ngọt ngào, da diết, họ gửi trao tình cảm, sự quan tâm đến cuộc sống của nhau. Ngoài những điệu hát giao duyên, còn có những điệu hát của những người đã từng có tình cảm sâu nặng, dù không đến được với nhau, nhưng cả hai đều tôn trọng cuộc sống riêng và cầu chúc cho người kia luôn được hạnh phúc.