Nghề ‘bán xe ăn dần” dưới chân núi Chùa Hương Tích

Đoạn đầu, đường sá tương đối bằng phẳng, dễ chạy, nhưng càng vào sâu thì càng khó đi, bởi nhiều đoạn đường hẹp, sình lầy, nhão nhoẹt, bánh xe trơn trượt.
Đoạn đầu, đường sá tương đối bằng phẳng, dễ chạy, nhưng càng vào sâu thì càng khó đi, bởi nhiều đoạn đường hẹp, sình lầy, nhão nhoẹt, bánh xe trơn trượt.
“Tuy có kiếm được bát gạo nhưng cũng không dễ nuốt đâu anh. Anh em chúng tôi thường nói với nhau rằng đây là cách bán xe ăn dần", anh Phương - một người lái xe ôm chuyên đưa khách vào chùa Hương Tích chia sẻ.

Bán xe ăn dần

Trong vai một du khách, tôi đặt vấn đề với một tài xế để được chở vào chùa Hương Tích. Sau khi thống nhất giá cả, chúng tôi mất hút trong rừng thông, giữa bạt ngàn núi rừng của dãy Hồng Lĩnh hùng vĩ.

Đoạn đầu, đường sá tương đối bằng phẳng, dễ chạy, nhưng càng vào sâu thì càng khó đi, bởi nhiều đoạn đường hẹp, sình lầy, nhão nhoẹt, bánh xe trơn trượt. Cánh tài xế ai cũng sử dụng đôi ủng cao ngang đầu gối, vừa chạy xe, vừa dang rộng chân, chống hai bên để cho xe kẻo ngã.

Đặc biệt, có đoạn đường hẹp và dốc khá cao, lại lầy lội, vết xe lún sâu, phải chạy số 1 mới lên được, tiếng máy gầm rú vang rừng. Mặt đường nghiêng theo triền núi, khiến xe bị kéo trượt theo, làm cho xe vào và ra gần như mắc kẹt vào nhau, tưởng chừng không thể qua nổi.

Trao đổi với PV, anh Phương - người lái xe ôm chia sẻ: “Tuy có kiếm được bát gạo nhưng cũng không dễ nuốt đâu anh. Anh em chúng tôi thường nói với nhau rằng đây là cách bán xe ăn dần. Anh thấy đó, đường sá kiểu này chắc chẳng mấy chốc mà vứt xe”.

Nghề ‘bán xe ăn dần” dưới chân núi Chùa Hương Tích ảnh 1

 Nhiều tài xế ai cũng sử dụng đôi ủng cao ngang đầu gối, vừa chạy xe, vừa dang rộng chân, chống hai bên để cho xe kẻo ngã.

Đang chạy xe chở khách, thấy cần phải tiếp thêm nhiên liệu, anh liền gọi điện cho vợ mua xăng từ nhà mang đến, bởi quanh khu vực này không có dịch vụ xăng dầu.

Anh Tùng, 38 tuổi, người có thâm niên trong nghề tại đây phân bua: “Cũng tùy có ngày thôi anh ạ. Hôm nay chúng tôi chạy liên tục nhưng vẫn không xuể. Còn hôm qua, cánh xe ôm chúng tôi phải chơi bài để giết thời gian”.

Chưa đưa vào quản lý

Trao đổi về vấn đề số lượng, tính chất, giá vé, tổ chức hoạt động của cánh xe lai (xe ôm), ông Nguyễn Huy Quế, phó trưởng BQL chùa Hương Tích cho biết: “Số lượng xe lai đăng ký để làm thẻ là 200 xe, còn hiện tại vận hành thì chỉ khoảng 100 đến 120 xe. Bởi một số, họ kiếm công ăn việc làm tạm thời nên chỉ làm thẻ để khi nhàn rỗi thì lên chạy vài chuyến mà thôi”.

Nghề ‘bán xe ăn dần” dưới chân núi Chùa Hương Tích ảnh 2

Đoạn này đường hẹp và dốc khá cao, lại lầy lội, vết xe lún sâu, phải chạy số 1 mới lên được, tiếng máy gầm rú vang rừng.

“Đối tượng hành nghề xe lai đều là người địa phương, được chính quyền sở tại xác nhận đủ điều kiện, đủ giấy tờ theo quy định, có GPLX, đầy đủ tư cách pháp nhân... Sau khi được cấp thẻ, lược lượng này còn phải cam kết theo quy định của BQL di tích”, vị phó ban nói thêm.

Ông Quế cho biết: “Giá vé là do du khách thỏa thuận với người vận chuyển trong khuôn khổ cho phép của BQL là 60.000 trở xuống. Còn vé là do họ tự in, chứ không có cơ sở nào cả, không có mệnh giá nào cả. Thực ra, giá đó rất hợp lý bởi khách không phàn nàn, còn người vận chuyển thì họ kiếm thêm công ăn việc làm, hỗ trợ gia đình”.

Cũng theo ông Quế thì đội ngũ xe lai tại đây đang hoạt động theo kiểu tự sắp xếp, tự quản lý, tự vặn hành, tự thu tiền, tự chở khách. Ai ra trước thì đi trước theo vòng, cuốn chiếu. Huyện và BQL chưa đem vấn đề tài chính vào quản lý nên chưa thu một khoản gì từ đội ngũ này.

PV hỏi là để họ tự hoạt động như thế liệu có an toàn và hiệu quả không? Ông Quế nói rằng: “BQL di tích chỉ quản lý cái chung, quản lý về an ninh trật tự, bảo đảm cho du khách được lên xuống, không xảy ra sự cố rủi ro, còn họ phải tự vận hành và quản lý lấy họ. Nếu mà lộn xộn thì có công an xử lý và sẽ bị thu thẻ, không được hành nghề nữa”.

Nghề ‘bán xe ăn dần” dưới chân núi Chùa Hương Tích ảnh 3

Mặt đường nghiêng theo triền núi, khiến xe bị kéo trượt theo, làm cho xe vào và ra gần như mắc kẹt vào nhau, tưởng chừng không thể qua nổi.

Nghề ‘bán xe ăn dần” dưới chân núi Chùa Hương Tích ảnh 4

Xe lai “bị cháy” nên du khách phải di chuyển ra phía ngoài để đón.

Nghề ‘bán xe ăn dần” dưới chân núi Chùa Hương Tích ảnh 5

Những ngày vắng khách, cánh xe ôm lại tụ tập chơi bài để giết thời gian.

Nghề ‘bán xe ăn dần” dưới chân núi Chùa Hương Tích ảnh 6
Nghề ‘bán xe ăn dần” dưới chân núi Chùa Hương Tích ảnh 7
Nghề ‘bán xe ăn dần” dưới chân núi Chùa Hương Tích ảnh 8

Chùa Hương Tích được xây dựng vào thế kỷ 13, nằm ở phía Nam dãy núi Hồng Lĩnh, với độ cao 650m so với mặt nước biển. Chùa tọa lạc trên lưng chừng đỉnh Hương Tích, một trong những ngọn núi đẹp nhất của dãy núi Hồng Lĩnh thuộc xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.

Đến lễ chùa Hương Tích, du khách có nhiều con đường để lựa chọn. Thứ nhất, sau khi xuất trình vé vào cổng, có thể cuốc bộ thẳng đến chùa Hương. Con đường này có chiều dài khoảng 5,5km, quanh co uốn khúc, lên gò xuống dốc, khe suối gập ghềnh.

Thứ hai, ta có thể đi thuyền trên đập Nhà Đường để ngắm nhìn hồ nước trong veo, bốn bề thông xanh bát ngát. Với cách này, ta chỉ cần bỏ ra 10.000đ nhưng lại giảm được gần 2km. Tới khe quỷ khóc, du khách vẫn phải đi bộ hơn 1km nữa mới đến điểm cáp treo lên chùa.

Đi cáp treo là đoạn cuối của chặng đường lên chùa, có chiều dài 829m, độ cao chênh lệch của ga trên và ga dưới khoảng 284m, công suất vận chuyển mong muốn trên 1.000 người/h. Giá vé 90.000 đồng/lượt và 140.000 đồng/khứ hồi. 

Còn muốn nhanh và khỏe hơn thì đi xe lai, tức là được “ôm” tài xế, luồn lách rừng sâu núi thẳm, đi thẳng đến chân cáp treo. Đoạn đường này có chiều dài trên 4km nhưng “thượng đế” phải chấp nhận móc túi chi ra 60.000 đồng.

Theo Theo Infonet
MỚI - NÓNG
Nhập viện vì tự làm bác sĩ
Nhập viện vì tự làm bác sĩ
TP - Gần đây, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương tiếp nhận, điều trị nhiều ca bệnh nhiễm độc cấp nặng liên quan việc sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, đặc biệt là các loại thuốc được mua trên mạng, không được kiểm chứng.
Tình quân dân, nghĩa đồng bào
Tình quân dân, nghĩa đồng bào
TPO - Trong đợt mưa lũ lịch sử vừa qua, nước sông Cầu dâng cao gây ngập nhiều khu vực dân cư ven sông thuộc thành phố Thái Nguyên. Theo thống kê, có 17 xã, phường của thành phố nằm ven sông bị ngập sâu, nhiều khu vực bị cô lập.