Tình hình kinh tế biến động thử thách sinh viên IT Việt Nam
Theo báo cáo về lương và thị trường lao động 2024 được Navigos Group phát hành, tình hình thị trường lao động năm 2023 vẫn còn nhiều thách thức. Trong 2 năm gần đây kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện, tình hình kinh tế toàn cầu vẫn chưa có dấu hiệu ổn định trở lại. Tất cả các ngành nghề đều bị ảnh hưởng và ngành CNTT cũng không là ngoại lệ. Mặc dù ngành IT tại Việt Nam vẫn đang có chiều hướng đi lên không giảm nhưng nhiều doanh nghiệp IT vẫn đang trong xu hướng thắt chặt tài chính, bao gồm cả việc tuyển dụng nhân sự sẽ trở nên gắt gao hơn.
Sinh viên & Người đi làm IT tìm kiếm các cơ hội việc làm tại các ngày hội công nghệ |
Chính những biến động từ nền kinh tế nói chung và ngành CNTT nói riêng, đã thay đổi góc nhìn cũng như “chân dung ứng viên” ngành IT. Nhà tuyển dụng hiện nay không chỉ đơn thuần tuyển dụng các nhân sự đúng chuyên ngành CNTT mà sẽ ưu tiên những ứng viên có kỹ năng chuyên môn và kỹ năng làm việc thực tế tốt, hơn thế nữa là có nhiều kỹ năng mềm để có thể đảm nhiệm “multi-task”. Điều này vô tình dẫn đến những “áp lực vô hình” cho sinh viên ngành IT bởi kỹ năng mềm và khả năng làm việc thực tế là những yếu tố rất khó để trau dồi khi còn ở ghế nhà trường.
Nhân sự ngành IT: Số lượng không đi đôi với chất lượng
Thực tế hiện nay cho thấy, số lượng người theo học ngành CNTT không hề ít nhưng chất lượng đào tạo lại chưa được tốt. Sinh viên IT tốt nghiệp nhưng vẫn không làm được việc, do chương trình đào tạo hiện nay vẫn đang nặng về lý thuyết, ít thực hành và thiếu tính thực tế,...
Với các ngành đòi hỏi phải làm việc trí óc nhiều như ngành CNTT, thì nhà tuyển dụng vẫn luôn ưu tiên các nhân sự có kỹ năng thực hành tốt, hiệu suất làm việc cao.Đặc biệt hơn nữa với tình hình tài chính hiện nay, nhiều nhà tuyển dụng sẵn sàng bỏ qua nhiều ứng viên không nổi bật để chọn 1 người có năng lực thực sự, phù hợp và đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng.
Chính vì vậy, sự chênh lệch giữa số lượng và chất lượng nhân sự ngành IT làm tăng mức độ cạnh tranh việc làm trong ngành này. Sinh viên ngành CNTT cũng như những bạn học sinh THPT đang có ý định lựa chọn ngành này nên tìm hiểu cho mình cách để nổi bật giữa khối lượng nhân sự ngành IT đang ngày càng lớn.
Để không bị ẩn mình trước “biển nhân sự IT”, các bạn học sinh THPT luôn quan tâm đến các buổi định hướng nghề nghiệp từ rất sớm |
“Áp lực tạo nên kim cương”
Đối mặt với những áp lực cần phải không ngừng học hỏi và cập nhật kiến thức, điều các bạn cần làm bây giờ đó chính là tìm cách thích nghi. Đối diện với một thị trường ngành CNTT đang dần thay đổi, anh Mã Hoàng Hải - cựu sinh viên Aptech, hiện đang là Senior Analyst tại National Australia Bank (NAB) cho biết: “Thị trường ngành CNTT bây giờ không còn giống như xưa, vì thế chúng ta cần phải có thêm rất nhiều kỹ năng mềm như giao tiếp, thuyết trình,... đi kèm đó là một kỹ năng chuyên môn giỏi.” Cũng đồng ý với ý kiến trên, chị Nga Lê - Founder & CEO của Digisource, một trong những đối tác tuyển dụng của Aptech, chỉ ra 11 kỹ năng mềm cần có đối với 1 sinh viên CNTT bao gồm: kỹ năng thích nghi, sáng tạo, kiên nhẫn, tự nhận thức về bản thân, kỹ năng đàm phán, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp hiệu quả, trí tuệ cảm xúc (EQ), giải quyết vấn đề, quản lý thời gian và kỹ năng hợp tác với mọi người,...
Aptech thường tổ chức những buổi gặp gỡ doanh nghiệp để các bạn học viên được giao lưu và có thêm những kiến thức thực tế (Trong ảnh: Chị Nga Lê - Founder & CEO của Digisource) |
Bên cạnh các kỹ năng mềm, sinh viên IT cũng cần liên tục cập nhật kiến thức chuyên ngành. Trong bối cảnh Trí tuệ nhân tạo đang phát triển vượt bậc, thay vì lo sợ AI sẽ thay thế những sinh viên mới ra trường, thì hãy làm bạn với AI. “Thách thức của AI đối với ngành IT mang đến cơ hội tuyệt vời cho sự phát triển và đổi mới. Sinh viên nên tận dụng các công nghệ AI để cải thiện kỹ năng và mở rộng tầm nhìn nghề nghiệp. Để thành công, họ cần nắm vững cả kiến thức nền tảng và cập nhật liên tục những tiến bộ mới nhất. Tương lai của ngành IT sẽ thuộc về những ai biết cách ứng dụng AI một cách thông minh và sáng tạo.” - Thầy Nguyễn Đức Huy - Giám đốc Đào tạo Aptech, cho biết.
Thầy Nguyễn Đức Huy tại một Workshop kỹ năng mềm diễn ra tại Aptech |
Ngoài ra, việc lựa chọn những cơ sở đào tạo uy tín về ngành CNTT cả về chuyên môn lẫn kỹ năng làm việc là vô cùng quan trọng. Với chương trình đào tạo được tinh gọn nhưng vẫn đảm bảo đủ lượng kiến thức lý thuyết từ cơ bản đến chuyên sâu và thực hành từ những dự án thực tế của doanh nghiệp. Sau khi kết thúc 2.5 năm học, sinh viên sẽ nhận được bằng cấp quốc tế tăng lợi thế xin việc. Chính vì vậy, Aptech luôn là một trong những sự lựa chọn hàng đầu của các bạn học sinh cũng như quý phụ huynh.
Nhân dịp kỷ niệm 25 năm Aptech phát triển tại Việt Nam, Aptech mang đến những học bổng đặc biệt cho các bạn học sinh tốt nghiệp THPT năm 2024 khi bạn nhập học tại Aptech. Bằng việc lựa chọn nhập học sớm tại Aptech ngay bây giờ, bạn và gia đình không chỉ đang đưa ra một quyết định đúng đắn cho tương lai của mình trong lĩnh vực CNTT, mà còn cơ hội nhận một loạt các học bổng hữu ích.
Xem thêm chương trình đào tạo Aptech tại đây: https://aptechvietnam.com.vn