Ngân hàng nào lương giảm 'khủng' nhất?

Ngân hàng nào lương giảm 'khủng' nhất?
2012 là năm đầy biến động của ngành ngân hàng. Trong đó biến động và nhân sự và lương thưởng được nhắc tới nhiều nhất. Trong những năm 'đỉnh cao', thu nhập hàng năm của một nhân viên bình thường có thể đạt tới cả trăm triệu đồng. Nhưng năm nay, lương thưởng giảm rất mạnh.

Ngân hàng nào lương giảm 'khủng' nhất?

> Sở hữu chéo Ngân hàng: Rủi ro cao, mối nguy lớn!

> Tới 2015 phải xây dựng hệ thống ngân hàng lành mạnh

2012 là năm đầy biến động của ngành ngân hàng. Trong đó biến động và nhân sự và lương thưởng được nhắc tới nhiều nhất. Trong những năm 'đỉnh cao', thu nhập hàng năm của một nhân viên bình thường có thể đạt tới cả trăm triệu đồng. Nhưng năm nay, lương thưởng giảm rất mạnh.

Thu nhập hàng tháng của một nhân viên ACB tăng gần 24%
Thu nhập hàng tháng của một nhân viên ACB tăng gần 24%.
 

Trong đó, đáng kể nhất là Vietinbank với quỹ lương giảm hơn 45,7%, thu nhập bình quân của người lao động giảm 48,92%..

Theo báo cáo tài chính quý 3 năm 2012, tính tới ngày 30.9.2012, tổng chi phí cho nhân viên của Vietinbank là gần 3.000 tỷ đồng, giảm gần 2.500 tỷ đồng, tương ứng 45,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mức thu nhập bình quân trên đầu người của mỗi nhân viên Vietinbank trong 9 tháng đầu năm nay đạt 155,68 triệu đồng/người/9 tháng, giảm 149,03 triệu đồng, tương ứng 48,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mức thu nhập bình quân trên đầu người của mỗi nhân viên Vietinbank hàng tháng trong 3 quý đầu năm là 17,3 triệu đồng/người/tháng, giảm 16,57 triệu đồng, tương đương 48,92% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó tại VCB, dù tổng quỹ lương 9 tháng đầu năm là hơn 2.270 tỷ đồng, tăng nhẹ 89 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái nhưng nhân sự tăng nên thu nhập bình quân của mỗi nhân viên đều giảm nhẹ.

Cụ thể, mức thu nhập bình quân trên đầu người của mỗi nhân viên Vietcombank trong 9 tháng đầu năm nay đạt 172,43 triệu đồng/người/9 tháng, giảm 7 triệu đồng/người/9 tháng, tương ứng 3,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mức thu nhập bình quân trên đầu người của mỗi nhân viên Vietcombank hàng tháng trong 3 quý đầu năm là 19,16 triệu đồng/người/tháng, giảm 800.000 đồng/người/tháng, giảm 4%.

Năm nay, lương và phụ cấp cho mỗi nhân viên tại Eximbank cũng sụt giảm dù tổng quỹ lương tăng. Trong quý 3, tổng quỹ lương của ngân hàng là hơn 262 tỷ đồng, tăng so với cùng kỳ năm ngoái nhưng do lượng nhân viên tăng mạnh hơn nên mức thu nhập bình quân trên đầu người của mỗi nhân viên Eximbank là 46,33 triệu đồng/người/3 tháng, giảm 1,81 triệu đồng, tương đương 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mức thu nhập bình quân trên đầu người của mỗi nhân viên Eximbank hàng tháng trong quý 3 là 15,44 triệu đồng/người/tháng, giảm 600.000 đồng, tương ứng 3,8% so với kỳ này năm trước.

Anh N.T.K, nhân viên của Seabank cho biết từ đầu năm tới nay, thưởng của ngân hàng rất ít, hầu như không đáng kể. Chỉ ngày lễ may ra được vài trăm nghìn đồng tiền thưởng.

Chị Nguyệt, cán bộ tín dụng tại ngân hàng T., ngân hàng vốn rất nổi tiếng về có chế độ ưu đãi đáng mơ ước trước đây. Chị cho biết sau 2 năm làm việc, mức lương hiện tại của chị là 5 triệu đồng/tháng. Năm nay, các ngày lễ như ngày giỗ tổ 10.3, 30.4, 1.5, 2.9, ngân hàng không có bất cứ khoản thưởng nào. Đến các khoản thưởng hết quý và nửa năm cũng không thấy đâu.

Nhiều ngân hàng vẫn tăng lương đáng kể

Lương và phụ cấp của nhân viên một số ngân hàng giảm nhưng vẫn có khá nhiều ngân hàng tăng nhẹ. Mới đây nhất ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) công bố Tiền lương bình quân của nhân viên là 10.986.628 đồng. Thu nhập bình quân của nhân viên là 16.467.161 đồng/tháng, tăng 10,4% so với mức 14.910.000 đồng tại thời điểm cuối năm 2011.

Thu nhập của nhân viên VIB tăng khi ngân hàng này có một quý kinh doanh khả quan. Lợi nhuận sau thuế của ngân hàng trong 9 tháng đầu năm 2012 đạt 371,5 tỷ đồng. Đây là kết quả được đánh giá là khả quan trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn rất nhiều khó khăn.

2012 là năm đầy biến động của Sacombank và ACB. Tuy nhiên, cả 2 ngân hàng đều có chế độ lương thưởng khá tốt.

Cụ thể, tổng quỹ lương 3 quý của Sacombank là hơn 1.354 tỷ đồng, tăng gần 260 tỷ đồng, tương ứng 23,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức thu nhập bình quân trên đầu người của mỗi nhân viên Sacombank đạt 3 quý là 130,25 triệu đồng/người/9 tháng, tăng 20,31 triệu đồng, tương ứng 18,47% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mức thu nhập bình quân trên đầu người hàng tháng của mỗi nhân viên Sacombank trong 9 tháng đầu năm là 14,47 triệu đồng/người/tháng, tăng 2,26 triệu đồng, tương ứng 18,51% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, điều đáng nói ở ngân hàng này chính là trong khi tổng quỹ lương dành cho nhân viên tăng 23,7% thì tổng quỹ lương dành cho sếp tăng bất thường. Lương và quyền lợi của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc tăng hơn 4 lần.

Năm qua, có thể nói ACB là ngân hàng gặp nhiều sóng gió nhất kể từ sau khi bầu Kiên, Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập ngân hàng này bị bắt. Thế nhưng ACB vẫn có tăng trưởng đáng kể cả về nhân sự và lương.

Tính tới ngày 30.9.2012, tổng số cán bộ nhân viên của ACB là 9744 người, tăng 1.899 người so với thời điểm này năm ngoái. Tổng quỹ lương trong 3 quý đạt hơn 1.470 tỷ đồng, tăng 514,62 tỷ đồng, tương ứng 53,85% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mức thu nhập bình quân trên đầu mỗi nhân viên 9 tháng đạt 150,9 triệu đồng, tăng 29,07 triệu đồng, tương ứng 23,86%. Mức thu nhập bình quân hàng tháng trên đầu mỗi nhân viên trong 9 tháng là 16,77 triệu đồng/người/tháng, tăng 3,24 triệu đồng, tương ứng 23,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Một số ngân hàng chưa niêm yết không phải công bố báo cáo tài chính nên rất khó để tổng hợp số liệu. Nhưng theo khảo sát, tại một số ngân hàng nhỏ, mức lương dao động từ 5 đến 7 triệu. Còn với các ngân hàng kể trên thu nhập dù giảm nhưng vẫn trên 10 triệu đồng/tháng, con số đáng mơ ước của rất nhiều người trong giai đoạn khó khăn hiện nay.

Theo VTC

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Sở TN&MT Hà Nội nói gì về tình trạng thổi giá, bỏ cọc đấu giá đất?
Sở TN&MT Hà Nội nói gì về tình trạng thổi giá, bỏ cọc đấu giá đất?
TPO - Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết, đấu giá đất vừa qua tại huyện Thanh Oai và Hoài Đức có hiện tượng một nhóm người tham gia đấu giá không có nhu cầu ở, mà để kinh doanh, đầu cơ, trả giá cao hơn giá thị trường sau đó bỏ cọc. Việc đầu cơ dẫn đến phức tạp trong quản lý đất đai.